Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
Nghị định 84/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định, truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Đồng thời, truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Nghị định 84/2017/NĐ-CP quy định, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm: vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Nghị định này.
Tăng mức phạt
Nghị định 173/2013/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính theo quy định, trong đó có hình thức tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 - 12 tháng. Nghị định 84/2017/NĐ-CP đã tăng thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lên từ 3 - 24 tháng.
Nghị định 84/2017/NĐ-CP cũng quy định tăng mức phạt đối với hành vi hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép lên từ 25 - 30 triệu đồng. Mức phạt cũ chỉ từ 10 - 15 triệu đồng.
Nghị định 84/2017/NĐ-CP quy định nếu hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép; hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng; phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của cá nhân, tổ chức trái quy định.
Nghị định 84/2017/NĐ-CP cũng quy định rõ, tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 - 6 tháng đối với hành vi không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi được cấp giấy phép mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp giấy phép.
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 6 -12 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Gian lận trong việc kê khai nội dung đề nghị cấp giấy phép; tiếp tục hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 - 24 tháng đối với hành vi lợi dụng giấy phép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Bổ sung mức phạt
Nghị định 84/2017/NĐ-CP cũng bổ sung mức phạt đối với hành vi vi phạm về hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Cụ thể, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn 3 lần liên tiếp trong 1 tháng không đủ độ tin cậy; phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; không tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy trình đánh giá chất lượng trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
Tin liên quan
-
Đời sống
Kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai để ổn định đời sống người dân
11:16' - 12/07/2017
Đến thời điểm này, mưa lũ tại các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Hòa Bình đã làm 13 người chết, 1 người người mất tích, 175 nhà bị thiệt hại...
-
Kinh tế Thế giới
Cách thức giải quyết rủi ro thiên tai toàn cầu
05:30' - 09/07/2017
Biến đổi khí hậu có lẽ là ví dụ điển hình nhất về điều mà chúng ta vẫn gọi là "rủi ro thiên tai toàn cầu", những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến bộ phận đông đảo dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế
19:55' - 17/04/2017
Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra chiều 17/4. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Giải pháp nào cho rủi ro thiên tai ở Việt Nam?
17:24' - 05/03/2017
Việt Nam áp dụng nhiều công cụ khác nhau nhằm bảo đảm nguồn lực tài chính để ứng phó với thiên tai như dự phòng ngân sách, dự trữ Nhà nước... Tuy nhiên, các nguồn tài chính hiện có rất hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đề xuất các giải pháp chính sách tài chính, bảo hiểm, ứng phó với thiên tai
20:11' - 21/02/2017
Bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách Nhà nước mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng, chống thiên tai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.