Phát triển công nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tạo bệ đỡ từ chính sách
Tp. Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh so với cả nước, với số dự án đầu tư chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước; trong đó, các khu chế xuất - khu công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa của Tp. Hồ Chí Minh, góp phần không nhỏ trong tổng thu ngân sách của toàn thành phố.
Để định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, Tp. Hồ Chí Minh đang xác lập tiêu chí thu hút đầu tư cũng như đa dạng chính sách ưu đãi đầu tư.
* Cơ chế thu hút đầu tưCó nhiều mục tiêu cho mô hình công nghiệp mới như khuyến khích kinh tế; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; học hỏi và cải tiến công nghệ, chọn lọc ngành, chia sẻ thông tin và hợp tác, cải thiện năng suất và thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp..., nhưng theo các chuyên gia đã đến lúc Tp. Hồ Chí minh chuyển cách tiếp cận chính sách từ "đuổi theo" sang "cận biên".
Nói khác đi Tp. Hồ Chí Minh không còn tiếp tục phát triển dựa trên các lợi thế cạnh tranh sẵn có, thay vào đó phải phát triển các lợi thế so sánh mới.
Mô hình thích hợp dài hạn và bền vững cho giai đoạn hậu công nghiệp của các khu chế xuất - khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh là mô hình khu công nghiệp sinh thái kết hợp với đô thị, thương mại, dịch vụ.Tất cả khu chế xuất - khu công nghiệp hiện hữu tại Tp. Hồ Chí Minh phải có lộ trình từng bước tiệm cận với khu công nghiệp sinh thái bởi đó là xu hướng tất yếu trên thế giới, phù hợp với bối cảnh siêu đô thị của thành phố.
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Tp. Hồ Chí Minh triển khai thí điểm tại khu công nghiệp Hiệp Phước và xây dựng một khu công nghiệp mới theo tiêu chí khu công nghiệp sinh thái.Tuy vậy, thách thức lớn đối với Tp. Hồ Chí Minh là chi phí tái cấu trúc cơ sở hạ tầng, di dời doanh nghiệp không đạt chuẩn về công nghệ và môi trường, nâng cấp công nghệ và thu hút dự án đầu tư theo tiêu chí...
UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng ban hành Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 01/03/2021 phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tại Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, mục tiêu xây dựng khu công nghiệp mới Phạm Văn Hai có diện tích 668 ha là khu công nghiệp có chất lượng và tính cạnh tranh cao phù hợp với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo chỉ đạo của Thành ủy và UBND Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách Công và quản lý Fulbright cho hay, phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp hỗ trợ nói riêng bất kể theo mô hình nào thì vai trò của nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn trung, dài hạn là vô cùng quan trọng. Chiến lược công nghiệp thường mất nhiều năm nên đòi hỏi phải có khả năng huy động nguồn vốn trung, dài hạn với chi phí vốn thấp mới có thể cạnh tranh được với các nước khác. Bên cạnh việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách mang tính chiến lược và ở tầm quốc gia tại địa phương thì tinh thần tiên phong trong sáng tạo và thử nghiệm các mô hình công nghiệp hóa mới là rất quan trọng.Hiện Tp. Hồ Chí Minh đang xây dựng Đề án Trung tâm Tài chính Quốc tế Việt Nam trên địa bàn thành phố và cần sáng tạo được những công cụ huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển công nghiệp, thay vì phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng hiện nay.
Ngoài vai trò quy hoạch, bố trí quỹ đất và hỗ trợ đầu tư một phần cơ sở hạ tầng của cụm ngành, chức năng điều tiết chính sách và điều phối nguồn lực của chính quyền Tp. Hồ Chí Minh sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển một cụm ngành trong giai đoạn đầu là rất quan trọng.Với định hướng phát triển mô hình cụm ngành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, điểm mấu chốt là đầu tư khoa học công nghệ nói chung, nghiên cứu và phát triển (R&D) nói riêng của Tp. Hồ Chí Minh phải tương xứng.
Những vấn đề nêu trên không chỉ có vai trò "quốc sách hàng đầu" mà trực tiếp là sứ mạng dẫn dắt, làm bật lên sức cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai. Để những mô hình khu công nghệ cao, khu công viên phần mềm hay mô hình cụm ngành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao mà thành phố đang thúc đẩy thực sự hiệu quả thì chi tiêu cho khoa học công nghệ phải tăng lên một mức có ý nghĩa trong giai đoạn tới. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh cần xác định những ngành công nghiệp trọng yếu nào đang cần công nghiệp hỗ trợ để phát triển cho những ngành công nghiệp này.Trong xu thế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đòi hỏi tất cả quốc gia đều tổ chức mô hình sản xuất công nghiệp hỗ trợ đảm bảo có lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
* Mở rộng liên kếtNgành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao của Tp. Hồ Chí Minh không nên chỉ bó hẹp phạm vi trong địa giới hành chính của thành phố mà phải tiếp cận theo hướng mở rộng ra toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trực tiếp là liên kết công nghiệp với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế là chiến lược không thể xem nhẹ nhằm tăng khả năng hấp thu tri thức và công nghệ, tăng cường kết nối với các trung tâm R&D, Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới và kết nối vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
Để thực hiện được mục tiêu này, lĩnh vực dịch vụ công của nhà nước như thuế, hải quan, giấy phép,... phải được tổ chức theo mô hình dịch vụ một cửa, tự động và chuyên nghiệp, chuyển từ cách tiếp cận theo giải pháp sang cách tiếp cận theo vấn đề, từ nhu cầu độc lập sang phụ thuộc lẫn nhau và từ lợi ích đơn sang lợi ích mạng lưới. Cơ quan điều phối phải đảm bảo duy trì liên tục và thông suốt các kênh liên lạc hữu hiệu giữa thành viên trong mạng lưới, đối tác bên ngoài... Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, về chính sách nên bổ sung ưu đãi cho doanh nghiệp ứng dụng toàn phần hoặc từng phần công nghệ cao như: trang thiết bị công nghệ cao, nguyên vật liệu là sản phẩm, giải pháp... trong sản xuất sản phẩm thông thường. Song song đó, chính sách kêu gọi vào khu công nghiệp cần bổ sung thêm đối tượng sản xuất sản phẩm thường, nhưng sử dụng vật liệu, thiết bị, giải pháp công nghệ cao và cho phép họ được thụ hưởng ưu đãi để góp phần tăng nhanh tỷ trọng công nghệ cao. Về kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ, ông Byun Ki Jung, Giám đốc Văn phòng đại diện Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc - Kitech tại Việt Nam chia sẻ, ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao cần có chính sách quốc gia về thúc đẩy định hướng và phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn.Song song đó, chính quyền địa phương tăng cường sáng tạo trong các lĩnh vực, hướng đến nền công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ thông minh và số hóa.
Trong quá trình xây dựng chính sách và phát triển kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh xác định ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững và lâu dài cho tăng trưởng kinh tế thành phố.Trước thực trạng trên, ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và khai thác tốt lợi thế tiềm năng của ngành, nhất là tận dụng hiệu quả tiềm lực của cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, việc hình thành và đi vào hoạt động khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao cũng được Tp. Hồ Chí Minh xác định là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang thúc đẩy đa dạng cơ chế chính sách để từng bước tiến đến hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.Vì vậy, cùng với cơ chế, chính sách cần thiết cho việc hình thành, quản lý hoạt động của khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao của thành phố, rất cần sự đồng hành của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Theo ông Võ Văn Hoan, đối với việc hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, Tp. Hồ Chí Minh đang tham vấn và trao đổi với chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước về kinh nghiệm kêu gọi thu hút đầu tư nhằm đề xuất, hiến kế cho thành phố những giải pháp hiệu quả. Cùng với đó là những mô hình hoạt động, vận hành của khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phù hợp với vị trí, vai trò của Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể, phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao thì điều kiện tiên quyết là phải định vị được vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cơ chế chính sách cần thiết cho việc hình thành, quản lý hoạt động...Hay vai trò của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc tham gia hoạt động tại khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phải đảm bảo đáp ứng những tiêu chí và quy định nào để phù hợp với điều kiện của Tp. Hồ Chí Minh và thông lệ quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển công nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh - Bài 4: Xây dựng chuỗi cung ứng
15:48' - 04/02/2022
Việc quy hoạch khu, cụm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao cần tạo chuỗi liên kết vùng cũng như thiết lập hệ thống phân phối ra thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển công nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh - Bài 3: Cần chiến lược quy hoạch
15:22' - 04/02/2022
Tp. Hồ Chí Minh đang xúc tiến phát triển những cụm công nghiệp ngành trọng điểm ứng dụng công nghệ cao, nhất là công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cả thị trường trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển công nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh - Bài 2: Nền tảng cho sản xuất
15:17' - 04/02/2022
Phát triển công nghiệp theo hướng tiếp cận hiệu quả và đổi mới sáng tạo gắn với bền vững sinh thái là yêu cầu cấp bách hiện nay với Tp Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển công nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh - Bài 1: Vị thế vùng kinh tế trọng điểm
15:14' - 04/02/2022
Ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh đã tạo được những bước tiến đáng khích lệ, khẳng định vị thế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 đạt 83% khối lượng, quyết hoàn thành dịp 30/4
21:43' - 27/12/2024
Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đạt khoảng 83% tổng khối lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Đề án "Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh"
20:53' - 27/12/2024
Đề án “Xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh” sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế không chỉ của thành phố mà cho cả vùng Đông Nam bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tàu metro số 1 tạm dừng hoạt động do thời tiết xấu
20:35' - 27/12/2024
Do thời tiết xấu, mưa to kèm giông lốc và sấm sét, các đơn vị đã quyết định dừng chạy tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 (Phần 2 và hết)
19:16' - 27/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 (Phần 1)
19:08' - 27/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ nhiệm lại Đại tướng Nguyễn Tân Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
19:07' - 27/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định Quyết định số 1666/QĐ-TTg bổ nhiệm lại Đại tướng Nguyễn Tân Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm 10% hồ sơ dự án phải thẩm định tại cơ quan nhà nước
18:33' - 27/12/2024
Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng cho biết, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, việc đẩy mạnh phân cấp cho địa phương thẩm định dự án, thiết kế… đã được thực hiện theo lộ trình ngay từ đầu nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông nghiệp phải tăng tốc và bứt phá hoàn thành các mục tiêu
18:17' - 27/12/2024
Thủ tướng nhấn mạnh năm 2025, ngành nông nghiệp cần đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, từ 3,5-4%; xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%.
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo
18:07' - 27/12/2024
Cà Mau đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.