Phát triển điện gió ngoài khơi: Việt Nam cần chính sách phù hợp
Đây là ý kiến của một số chuyên gia, doanh nghiệp năng lượng liên quan đến việc phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam gắn với xu thế phát triển của thế giới.
Tiềm năng lớn
Báo cáo của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) phát hành tháng 3 năm 2021, giai đoạn 2021-2030, tổng công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi sẽ tăng 700% so với 20 năm trước đó. Theo dự báo của GWEC, khu vực châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là các nước và vùng lãnh thổ có tiềm năng nhất.
Cho đến nay, nhiều nước đã đặt ra các mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi từ năm 2020 đến 2030. Đơn cử như Trung Quốc từ 9 GW lên 50 GW, Ấn Độ từ 5 GW lên 30 GW, Hàn Quốc từ 0,145 GW lên 12 GW, Nhật Bản từ 0,62 MW lên 10 GW. Như vậy, triển vọng phát triển điện gió ngoài khơi cho đến năm 2030 đang thuộc về các nước trong khu vực châu Á; trong đó có Việt Nam.
Theo một số nghiên cứu, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng. Đơn cử như nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật khoảng 475 GW hay theo báo cáo của Cơ quan năng lượng Đan Mạch, con số này đạt khoảng 162 GW.
Tính toán của Nhóm Ngân hàng thế giới cũng cho thấy, nếu Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi với tổng quy mô công suất năm 2030 là 10 GW, 2035 là 25 GW, năm 2040 là 40 GW và năm 2050 là 70 GW - tương ứng với tỷ lệ điện năng cung cấp là 5%, 12%, 17% và 27%, Việt Nam có thể đạt được một số kết quả là lũy kế đến năm 2035 bổ sung 50 tỷ USD cho nền kinh tế (bao gồm cả xuất khẩu), tạo mới 700.000 việc làm hàng năm, thu hút được 500 triệu USD vốn đầu tư, tránh phát thải hơn 217 triệu tấn CO2, tỷ lệ nội địa hóa 60%....
Tuy nhiên, Nhóm Ngân hàng thế giới cũng cho rằng, để thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và nhà sản xuất trên thế giới phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam thì quy mô của thị trường với các mục tiêu phải đủ lớn, lộ trình rõ ràng, chính sách phù hợp.
Nhận thấy tiềm năng rất lớn điện gió ngoài khơi, một số địa phương đã đề xuất với Bộ Công Thương và Chính phủ cho phép triển khai dự án các điện gió ngoài khơi, trong đó tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận.
Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có các văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ưu tiên đưa dự án Thăng Long Wind của Tập đoàn Enterprize Energy (Anh) vào Quy hoạch điện VIII, xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho điện gió ngoài khơi.
"Enterprize Energy hiện đã ký hợp đồng và biên bản thỏa thuận với một số đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí PVN để khảo sát biển, gia công chế tạo chân đế, dịch vụ cảng bãi… Enterprize Energy đã đề xuất phương án tích trữ điện cho dự án từ công nghệ hóa lỏng khí thiên nhiên (LAES) hợp tác với công ty Highview Power (Anh) và phát triển công nghệ điện phân nước biển sử dụng điện từ dự án Thăng Long Wind sản xuất ra khi Hydro và Amonia hợp tác với Công ty Tractebel Overdick (CHLB Đức)."
Cần chính sách phù hợp
Tiềm năng gió của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhưng để phát triển điện gió ngoài khơi cần chi phí đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Trong bối cảnh Việt Nam đang hoàn thiện thị trường điện và hành lang pháp lý liên quan thì đây là một bài toán đòi hỏi có sự chia sẻ của các bên liên quan, kết hợp kinh nghiệm quốc tế với điều kiện của Việt Nam.
Theo nhận định của ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, với suất đầu tư từ 2,5 - 3 tỷ USD/GW điện gió ngoài khơi, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút hàng trăm tỷ USD trong thập niên tới. Tỷ lệ nội địa hóa tới trên 50% có thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong lĩnh vực này.
Theo tính toán của cơ quan chức năng, đến năm 2030, nhu cầu tổng công suất điện lắp đặt là gần 140 GW (tăng gần gấp đôi so với cuối 2020), năm 2045 là gần 280 GW (tăng gần gấp bốn lần so với năm 2020), nhu cầu vốn đầu tư cho mỗi năm từ nay đến năm 2045 là gần 13 tỷ USD. Nếu không có giải pháp đột phá và bền vững thì việc phát triển điện lực sẽ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, lần đầu tiên, điện gió ngoài khơi đã được định nghĩa là các dự án điện gió tại khu vực có độ sâu đáy biển từ 20 m trở lên. Tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm đến gần 30% tổng nguồn điện đến năm 2030, tuy nhiên, đối với điện gió ngoài khơi theo kịch bản cơ sở thì đến năm 2030 công suất lắp đặt chỉ chiếm tỷ lệ 1,45% và đối với kịch bản cao là 2% (tương ứng 3 GW).
Xuất phát từ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi trên thế giới, các công ty tư vấn quốc tế cũng đã có những khuyến nghị Việt Nam nên cho phép triển khai một số dự án đủ lớn theo giai đoạn để khởi động cho lĩnh vực này. Cơ chế, thủ tục lựa chọn dự án, nhà đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan là các nội dung cần được các cơ quan hữu quan hướng dẫn sớm để tạo môi trường thu hút đầu tư, phát triển nguồn điện gió ngoài khơi đầy tiềm năng này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng là xu hướng tất yếu để theo đuổi chiến lược kinh tế xanh, nhưng cần tính toán sao cho phù hợp với hệ thống điện Việt Nam trong từng thời kỳ và cân đối các nguồn hợp lý với nhu cầu phát triển kinh tế của từng khu vực; và các yếu tố liên quan đến kỹ thuật, công nghệ…/.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
GEC chi 300 tỷ đồng mua cổ phần phát hành thêm của Điện gió Tiền Giang
09:30' - 09/06/2021
CTCP Điện Gia Lai sẽ mua cổ phần phát hành thêm của Điện gió Tiền Giang với tổng giá trị là 300 tỷ đồng.
-
DN cần biết
JICA tài trợ cho vay dự án điện gió tư nhân tại Quảng Trị
09:56' - 28/05/2021
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký Hiệp định vốn vay lên đến 25 triệu USD cho Dự án điện gió trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị, với tổng công suất phát điện 144MW.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp đồng cung cấp, lắp đặt phao nổi dự án điện gió ngoài khơi
18:42' - 27/05/2021
Ngày 27/5, PTSC và Tập đoàn Enterprize Energy (EE) đã ký hợp đồng cung cấp, lắp đặt và vận hành phao nổi FLIDAR cho dự án điện gió ngoài khơi (Thăng Long Wind) với nhà thầu PTSC G&S/Fugro.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Toyota công bố quyết định xây dựng nhà máy xe điện tại Thượng Hải
17:57'
Toyota của Nhật Bản cho biết sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho thương hiệu hạng sang Lexus của mình, đồng thời nâng dự báo lợi nhuận năm nay lên gần 30 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Tập trung hoàn thành Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đấu nối trước ngày 30/4
17:37'
Ngày 5/2, tại Thái Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) – Phạm Lê Phú và đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đấu nối.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai ổn định đơn hàng đến quý II/2025
17:02'
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn Đồng Nai đã đẩy mạnh sản xuất, ổn định đơn hàng đến quý II/2025.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 hòa lưới điện quốc gia
16:55'
Vào lúc 11 giờ 11 phút ngày 5/2/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia, đạt công suất 50MW.
-
Doanh nghiệp
Doanh số của Tesla giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu
15:47'
Hãng xe điện Tesla đã khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ khi doanh số giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" rầm rộ cắt giảm nhân sự trong năm 2025
15:43'
Sau hai năm chứng kiến tình trạng cắt giảm việc làm đáng kể trong nhiều lĩnh vực, 2025 tiếp tục chứng kiến làn sóng sa thải và giảm biên chế lan rộng do sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Doanh thu quý IV/2024 của Alphabet Inc đạt gần 100 tỷ USD
14:43'
Ngày 4/2, tập đoàn Alphabet Inc. - công ty mẹ của Google - đã công bố báo cáo kinh doanh quý IV/2024 cho thấy doanh thu đạt 96,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn BP dự định đầu tư 25 tỷ USD vào ngành dầu khí Iraq
08:46'
Tập đoàn dầu khí BP của Anh dự định đầu tư 25 tỷ USD để tái phát triển 4 mỏ dầu khí ở Iraq, trong bối cảnh Baghdad đang tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển hạ tầng ngành dầu khí.
-
Doanh nghiệp
Chi khủng cho AI, công ty mẹ của Google khuấy động cuộc đua mới
07:58'
Dự kiến mức đầu tư cho Google khoảng 75 tỷ USD vào tài sản cố định trong năm 2025.