Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh : Xây dựng các khu đô thị hiện đại
Là trung tâm kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các nơi đổ về, gây áp lực lên vấn đề nhà ở trong khi đô thị cũ đã quá tải.
Để cải thiện tình hình này, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu đồng thời xây dựng các khu đô thị mới văn minh, hiện đại.
*Hiện đại hoá nhiều khu dân cư Theo báo cáo của UBND Tp. Hồ Chí Minh, đối với việc nâng cấp chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, giai đoạn 2016 – 2020, thành phố đã chấp thuận đầu tư 218 dự án nhà ở xen cài trong khu dân cư hiện hữu; trong đó, có 132 dự án khu vực ngoại thành) với tổng quy mô gần 1.500 ha, 23,6 triệu m2 sàn xây dựng, gần 164.000 căn hộ chung cư và gần 12.000 căn nhà ở thấp tầng. Các quận huyện đã vận động nhân dân bê tông hoá, nâng cấp hàng chục km mặt đường.Thành phố cũng đã đầu tư 365 trường học, 99 công viên, 33 trạm y tế cùng hơn 1.900 công trình dịch vụ công ích khác trong các khu dân cư hiện hữu, kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Đối với việc triển khai các khu đô thị lớn, mặc dù chưa hoàn thành, hoàn thiện nhưng đã cơ bản đầu tư hạ tầng đồng bộ, tạo tiền đề để kêu gọi đầu tư, xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025.Cụ thể, Khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, quy mô 1.354 ha) đã hoàn thành giai đoạn 1 (đầu tư vào các khu công nghiệp), đã bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt 65,4/1.354 ha, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Hiệp Phước.
Khu đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi, quy mô 6.000 ha) đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được 3.347 ha của giai đoạn 1, thành phố đang thưc hiện thủ tục đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật giao đối với khu tái định cư, nhà ở xã hội (917,8 ha), hạ tầng kỹ thuật các khu trường đại học, cao đẳng (131 ha). Trong khi đó, Khu đô thị Nam thành phố (huyện Bình Chánh) đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng giao thông chính, đầu tư xây dựng phát triển thêm 1,86/4,2 triệu m2 sàn xây dựng; đồng thời, đang được tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh quy hoạch.Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (huyện Cần Giờ) cũng đang được điều chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển huyện Cần Giờ thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí; trong đó, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đánh giá chung việc quy hoạch và triển khai quy hoạch các khu đô thị mới trên địa bàn, theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, trong hơn 10 năm trở lại đây không gian thành phố đã mở rộng vào các khu vực đã kết nối công nghiệp và trũng thấp, mở rộng ra bên ngoài và dàn trải trên nhiều hướng, bên cạnh hướng chính là Đông, Tây Nam và 2 hướng phụ là Tây Bắc, Nam. Việc chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, đặc biệt là lực lượng lao động có thu nhập thấp, trung bình đồng thời hạn chế việc “mọc lên” các khu dân cư tự phát, theo vết dầu loang trong quy hoạch đô thị, kéo theo vấn nạn vi phạm trật tự xây dựng.Một số dự án, khu dân cư, khu đô thị hiện đại được hình thành, tạo văn minh đô thị như khu dân cư Him Lam, Trung Sơn, Vinhome Tân Cảng, Khu đô thị Sala Thủ Thiêm, Khu đô thị ven sông Quận 7, Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, Khu đô thị Vạn Phúc…
Các khu đô thị lớn đã được quy hoạch bài bản, khoa học, đồng bộ, bao gồm tất cả các công năng của một đô thị, do những nhà đầu tư có năng lực tài chính quản lý đã làm thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố.Các đô thị vệ tinh đã xa hơn, rộng mở hơn so với khu vực trung tâm và được chia thành các phân khu như Khu đô thị phía Nam, Khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị An Phú - An Khánh.
Hai bên Xa lộ Hà Nội đã xuất hiện nhiều dự án cao tầng hiện đại, đi đôi với phát triển các tuyến giao thông trọng điểm của Thành phố như Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), khu đô thị tương lai của Tập đoàn Vingroup (Quận 9) hay Khu đô thị Vạn Phúc (quận Thủ Đức), dự án nhà phố biệt thự City Land (Quận Gò Vấp)…
Về mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến đến năm 2025, tổng diện tích sàn xây dựng dự Khu đô thị mới Thủ Thiêm đạt 3,1 triệu m2 còn tại Khu đô thị Nam thành phố việc bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ đạt 80% diện tích toàn khu, san lấp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 80%, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đạt 60%, đầu tư xây dựng phát triển thêm 3,9 triệu m2 sàn xây dựng.Thành phố cũng phấn đấu hoàn thành lựa chọn chủ đầu tư Khu đô thị Hiệp Phước, Bình Quới - Thanh Đa, hoàn thành dự án hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Tây Bắc.
* Động lực mới “thành phố trong thành phố” Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở sắp xếp Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.Chính phủ đánh giá, việc thành lập thành phố Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.
Nhấn mạnh định hướng phát triển mô hình “thành phố trong thành phố”, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, thành phố Thủ Đức rộng hơn 21.000 ha và sẽ có khoảng 1 triệu dân và sẽ đóng góp 1/3 kinh tế cho thành phố, tức bằng khoảng 7% GDP của cả nước. Mục tiêu cốt lõi của thành phố Thủ Đức là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Tp. Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.Thành phố Thủ Đức sẽ gồm Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) đảm nhận vai trò trung tâm tài chính, Khu công nghệ cao (Quận 9) sẽ sản xuất tự động, chuyển đổi ngành công nghiệp.
Đại học Quốc gia (quận Thủ Đức) xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, Trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa (Quận 9) xây dựng công nghệ sinh học và công nghệ nông nghiệp còn Trung tâm thể thao Rạch Chiếc (Quận 2) sẽ nâng cấp ngành chăm sóc sức khỏe, thu hút nhân tài đến sống.
Dự tính, việc thành lập thành phố Thủ Đức sẽ giúp Tp. Hồ Chí Minh khai thác tốt hơn lợi thế về vị trí, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, sức tăng trưởng nhanh và tỉ lệ đô thị hoá cao, dần hình thành các chuỗi giá trị trong các ngành công nghệ cao, phát triển khoa học công nghệ, đồng thời góp phần tinh giảm bộ máy hành chính. Đáng chú ý, thông qua những thay đổi trong cơ chế phân cấp về ngân sách cho thành phố trực thuộc, Tp. Hồ Chí Minh được tăng cường khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại thành phố Thủ Đức theo cơ chế phân bổ có yếu tố ưu tiên đối với các ngành đặc thù mũi nhọn phù hợp theo định hướng đô thị sáng tạo.Cùng với đó việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ dần hình thành nền tảng vững chắc cho các cam kết của chính quyền với nhà đầu tư, đảm bảo tính ổn định của các cơ chế, chính sách.
Thực hiện đề án thành phố Thủ Đức, vừa qua UBND quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 – 2021.Theo đó, có từ 82 – 97% cử tri đồng ý với việc sáp nhập 3 quận nói trên để thành lập thành phố Thủ Đức.
Đây là động lực quan trọng để Tp. Hồ Chí Minh vững tin tiếp tục triển khai các bước tiếp theo nhằm sớm hoàn thiện đề án, đáp ứng sự mong mỏi và kỳ vọng của người dân./.
>>>Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh : Vẫn khó di dời nhà ven kênh rạch
>>>Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm từ cải tạo chung cư cũ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh: Kỳ vọng luồng gió mới "thành phố trong thành phố”
08:50' - 08/10/2020
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi khởi xướng và thực hiện thành công nhiều phong trào, mô hình đổi mới, sáng tạo và được nhân rộng ra phạm vi cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ thông qua dự thảo Nghị quyết về chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
21:10' - 03/10/2020
Chính phủ vừa thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
22:17' - 17/01/2025
Chiều 17/1, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia
22:02' - 17/01/2025
Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 17/1 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Quốc hội Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội vận hành 148 trạm bơm lấy nước cho vụ Đông Xuân
21:41' - 17/01/2025
Sau đợt 1 điều tiết nước hồ thủy điện, các tổ chức thủy lợi của thành phố Hà Nội đã vận hành 148 trạm bơm với 358 tổ máy, tổng lưu lượng 582.000 m3/giờ; tăng 7 trạm bơm và 32 tổ máy so với ngày 15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng hoàn thành hồ sơ tinh gọn bộ máy trước ngày 10/2
20:38' - 17/01/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện, thành phố trực thuộc khẩn trương hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ
19:42' - 17/01/2025
Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, chỉ định đồng chí Đỗ Thanh Bình tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược
19:29' - 17/01/2025
Sáng 17/1, tại thủ đô Vácsava, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Vácsava, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Ký kết hợp tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững
19:16' - 17/01/2025
Chiều 17/1, Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương dự kiến huy động 100.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng
18:59' - 17/01/2025
Thực hiện Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và Đề án đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bình Dương sẽ huy động khoảng 100 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý thông tin báo chí nêu “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”
17:46' - 17/01/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 443/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo chí nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.