Phát triển hạ tầng thương mại trong thế giới số - Bài 2: Bắt nhịp bán lẻ không tiếp xúc
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, dịch COVID-19 thúc đẩy thị trường online phát triển; trong đó thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) online sẽ ngày càng phổ biến. Dự báo trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, có những điểm sáng là kênh phân phối hiện đại (siêu thị tăng trưởng 9%) nên siêu thị và online sẽ là động lực tăng trường cho hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2021 và những năm tới. Do đó, những nhà bán lẻ mở rộng chuỗi cửa hàng liên tục và có hệ thống sinh thái bán lẻ trải dài, đa dạng mô hình bao trùm thị trường sẽ có lợi thế trên đường đua đến với người tiêu dùng.
*Trào lưu mua sắm onlineBáo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, đại dịch COVID-19 là sự kiện ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh trong thập kỷ qua, khi tăng trưởng chạm đáy với âm 13,7% vào quý II/2020 và đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Xu hướng suy giảm tiêu dùng diễn ra trên cả nước; trong đó Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Trung bộ... là những khu vực bị ảnh hưởng sâu sắc nhất.
Theo đó, các nhóm tiêu dùng đang tìm cách thích nghi với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khi nhóm người dân yếu thế cắt giảm chi tiêu dùng, nhóm trung lưu điều chỉnh chi tiêu mua hàng bình dân và nhóm thu nhập cao chi tiêu dùng thường hoặc tăng mạnh. Cụ thể, người dân giảm tiêu thụ những nhóm mặt hành như nước uống, tăng tiêu dùng thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bán lẻ thì điểm sáng là xuất hiện một số xu hướng tiêu dùng mới. Đại dịch COVID-19 được đánh giá đã tạo động lực cho người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn, nhất là nhóm hàng tiêu dùng nhanh online sẽ ngày càng phổ biến. Theo số liệu thống kê mới nhất vào thời điểm tháng 1/2021, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt đến quy mô 11,8 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng 18% hàng năm. Việt Nam đang là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hai con số. Để phát triển thương mại điện tử thì doanh nghiệp phải tham gia vào thị trường bán lẻ nên logistics là lĩnh vực quan tâm hàng đầu của hầu hết đơn vị sản xuất, kinh doanh. Bởi muốn phát triển thương mại điện tử, kênh bán hàng online cần đảm bảo và tối ưu hóa mạng lưới logistics như giao nhận, kho bãi... Hơn thế nữa, cùng xu hướng người dân sử dụng thương mại mại điện tử, mua sắm online ngày càng tăng thì khâu giao nhận hàng hóa cũng phải trở nên cạnh tranh hơn để giữ chân khách hàng. Gojek - nền tảng dịch vụ di động theo yêu cầu hàng đầu khu vực Đông Nam Á công bố, hiện đang kết nối hàng triệu người dùng thông qua dịch vụ chở khách (GoRide), giao hàng (GoSend) và giao đồ ăn trực tuyến (GoFood); đồng thời hỗ trợ sự phát triển của hàng chục nghìn nhà hàng, quán ăn.Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam cho biết, nỗ lực của Gojek là tập trung hoàn thiện ứng dụng, nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ, trong đó có gia nhận hàng hóa, giúp đối tác có nguồn doanh thu tốt và ổn định từ các đơn hàng, đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của cộng đồng.
Còn một số chuyên gia cho rằng, lợi ích đối với doanh nghiệp, nhà bán lẻ khi tham gia thương mại điện tử là đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến của khách hàng, tiết kiệm chi phí... Nhờ vào đa dạng công cụ và công nghệ mới, kênh bán hàng online cũng dễ dàng thiết lập hơn trước, còn cho phép thử nghiệm sản phẩm mới, mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối chuỗi cung ứng nội địa/tiếp cận thị trường nước ngoài, gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng... *Yêu cầu bán lẻ đa kênh Ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc Marketing của Công ty cổ phần Công nghệ Haravan cho hay, chuyển đổi mô hình bán lẻ truyền thống thành bán lẻ đa kênh offline và online dẫn đến mô hình bán lẻ đa kênh omni-chanel (khách hàng ở đâu thì bán hàng ở đó). Mô hình này cho phép đơn vị bán lẻ quản lý tập trung dữ liệu; trong đó đặt hàng và thanh toán thay đổi theo xu hướng không tiền mặt. Nhà bán lẻ có thể điều chuyển đơn hàng online đến offline; phân nhóm khách hàng cũ và gửi thông điệp cá nhân hoá qua SMS/Messenger. Đối với khách hàng mới, tăng nhận diện thương hiện online bằng Google smart shopping. Thống kê cho thấy, khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị có xu hướng già hóa, thuộc độ tuổi 50 - 65 tuổi; giới trẻ (18-24 tuổi) ưa chộng cửa hàng tiện lợi; còn nhóm tuổi lao động (25-34 tuổi) ưu tiên minimart. Ngoài ra, sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong kích cầu tiêu dùng; trong đó kênh siêu thị, đại siêu thị chiếm vai trò quan trong đối với các sản phẩm mới. Một trong những xu hướng tiêu dùng của năm 2021 và những năm tiếp theo, có thể kể đến hàng nhãn riêng sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn cho chuỗi bán lẻ và còn nhiều tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu mua hàng nhãn riêng ở phân khúc cao cấp nhiều hơn.
Do đó, doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần sẵn sàng thích nghi nhanh với sự phân hóa và thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Điển hình, đơn vị kinh doanh chú trọng tập trung tăng cường trải nghiệm mua sắm, thanh toán, giao hàng bằng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hóa trong quản trị doanh nghiệp, vận hàng mô hình bán lẻ.
Mặt khác, xu hướng thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong mua bán hàng ngày. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp, nhà bán lẻ phải chuyển đổi mô hình bán lẻ và đa dạng loại hình bán lẻ để đảm bảo tạo tính cạnh tranh, đáp ứng sự khác biệt để phát huy tối đa thế mạnh trên cả thị trường online và offline. Chia sẻ tầm nhìn và chiến lược trong năm 2021, cũng như những năm tiếp theo, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho hay, đơn vị thực hiện chiến lược có mạng lưới bán lẻ hiện đại, hoạt động hiệu quả, song song với phát triển thương mại điện tử, kênh mua sắm tiện ích. Điển hình, hoạt động quản trị của Saigon Co.op từng bước thay đổi gắn liền với công nghệ hóa, điện toán hóa Về mạng lưới bán lẻ, Saigon Co.op đặt mục tiêu mở ộng mạng lưới đạt tối thiểu 2.000 điểm bán vào năm 2025. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hàng nhãn riêng để thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát huy vai trò dẫn đầu thị trường về chất lượng hàng hóa. Trong năm 2021, Saigon Co.op dự kiến dưa vào hoạt động mô hình trung tâm phân phối mới theo hướng hiện đại, góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng. Cùng với đó, Saigon Co.op triển khai mô hình thương mại điện tử (E-Commerce) và phương thức bán lẻ đa kênh (omni-channel).Riêng trang thương mại điện tử http://Coopmart.vn được ra mắt và chính thức phục vụ khách hàng ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được nâng cấp giao diện website, bổ sung các chức năng mới... phục vụ khách hàng./.Bài cuối: Chiến lược tái cấu trúc thị phần
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
“Rộng đường” phát triển thương mại điện tử
09:22' - 03/05/2021
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô với mức doanh thu đạt 7 tỷ đô la Mỹ (USD) trong năm 2020, chỉ đứng sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD).
-
DN cần biết
Amazon và IDEA giúp doanh nghiệp Việt phát triển thương mại điện tử
16:15' - 28/04/2021
Ngày 28/4, Amazon Global Selling công bố mở rộng hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA - Bộ Công Thương) nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Việt phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
15:35' - 28/04/2021
Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng thị trường thương mại điện tử vẫn tăng trưởng 16% và dự báo sẽ đạt giá trị tới 52 tỷ USD vào năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á sẽ thống trị lĩnh vực thương mại điện tử thế giới
22:01' - 24/04/2021
Châu Á đã trở thành mạng lưới tích hợp thương mại khu vực lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU), với quy mô chiếm 58% tổng thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ
21:22'
Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban thường vụ 2 tỉnh Gia Lai, Bình Định họp chốt phương án sắp xếp
20:27'
Ngày 26/4, tại trụ sở Tỉnh ủy Bình Định, Ban Thường vụ hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã họp bàn để triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sát nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai
19:51'
Tỉnh Lào Cai mới sau khi hợp nhất có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2 (đạt 165,7% so với tiêu chuẩn quy định); quy mô dân số là 1.656.590 người (đạt 184% so với tiêu chuẩn quy định).
-
Kinh tế Việt Nam
Sau hợp nhất, Tuyên Quang sẽ là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới
19:50'
Chiều 26/4, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và triển khai kế hoạch Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc
19:48'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33'
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.