Phát triển hạ tầng thương mại trong thế giới số - Bài cuối: Tái cấu trúc thị phần
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại (FTA) với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới, góp phần tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển cho doanh nghiệp, nhà bán lẻ cả về quy mô sản xuất lẫn vị thế thế trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, các FTA này cũng tạo sức ép rất lớn lên khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang không ngừng nỗ lực triển khai chiến lược tái cấu trúc thị phần để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu và góp phần nâng cao vị thế hàng trên thị trường, nhất là nâng cao vị thế hàng Việt trong hệ thống bán lẻ.
*Đổi mới mô hình kinh doanhNgành dịch vụ cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021; trong đó ngành bán lẻ và bán sỉ được đánh giá có nhiều tiềm năng tăng trưởng tích cực. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới.
Theo đó, từ đầu năm 2021 đến nay, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã tích cực khai trương điểm bán, mở rộng mạng lưới bán lẻ. Đây không chỉ được xem là tín hiệu tích cực cho ngành thương mại, mà còn được kỳ vọng sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung trong năm nay. Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản VISSAN cho biết, VISSAN đang sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp, gồm: 130.000 điểm bán trên kênh truyền thống; hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hệ thống 49 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Để hoàn thành mục tiêu của năm 2021, với tổng doanh thu đạt 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến lần lượt là 18.552 tấn và 30.350 tấn, VISSAN sẽ tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối. Đặc biệt, VISSAN không ngừng nỗ lực thực hiện tái cấu trúc ngành hàng thực phẩm tươi sống thông qua nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện từ phương thức bán hàng, khai thác thế mạnh tại các hệ thống phân phối kênh bán hàng truyền thống... để nâng cao vị thế hàng Việt. Vừa qua, Central Retail Corporation Public Company Limited (CRC) cũng công bố tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và kế hoạch 5 năm tại Việt Nam có tổng giá trị đầu tư khoảng 35 tỷ Bath (1,1 tỷ USD) với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại 55 tỉnh, thành trên toàn quốc. Riêng năm 2021, tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển mở rộng với tổng giá trị đầu tư khoảng 6,6 tỷ Bath (211 triệu USD), dự định mở mới 4 trung tâm thương mại và đại siêu thị... Theo ông Philippe Broianigo, CEO của Central Retail tại Việt Nam, qua 9 năm hoạt động tại Việt Nam, lĩnh vực thực phẩm là ngành hàng trọng yếu đóng góp gần 70% vào tổng doanh thu của Central Retail. Bên cạnh việc phát triển mở rộng tại Việt Nam, CRC cũng sẽ tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc phát triển nền tảng đa kênh, gồm: kênh bán hàng trực tuyến (Nguyenkim.com, Supersports.com.vn); xây dựng cửa hàng thương mại điện tử (Lazada, Shopee và Tiki); hợp tác với các ứng dụng đặt hàng (Grab, Chopp, Now.vn và Beamin)... Đồng thời, phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội (Social commerce) như Zalo, bán hàng qua hotline và dịch vụ “Click and Drive”. *Nâng vị thế hàng Việt Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước, vừa qua, "Liên minh Doanh nghiệp Xanh - Doanh nghiệp Việt" đã được thành lập với sự tham gia của 3 bên, gồm Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh (HFIC) - Báo Sài Gòn Giải Phóng và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).Khởi động cho hoạt động hỗ trợ đầu tiên, Liên minh này đã công bố chương trình hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp Việt từ truyền thông quảng bá thương hiệu, đến nguồn vốn đầu tư sản xuất và phát triển đầu ra cho sản phẩm không chỉ ở thị trường nội địa mà mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Chương trình tập trung hỗ trợ toàn diện về vốn, thương hiệu, thị phần cho doanh nghiệp trong nước như giải pháp “kiềng ba chân” để giúp doanh nghiệp trong nước có thể trụ vững hơn trước những diễn biến phức tạp trên thị trường hiện tại và trong thời gian tới. Các bên tham gia "Liên minh Doanh nghiệp Xanh - Doanh nghiệp Việt" sẽ thiết lập kênh thông tin nhằm tiếp nhận, giải quyết khó khăn, nhu cầu của các bên cùng hướng đến mục tiêu chung là nâng cao vị thế hàng Việt.
Những doanh nghiệp, thành viên, đối tác… trong hệ thống có khả năng nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô về thị phần, có tiềm năng phát triển thương hiệu để xây dựng giải pháp hỗ trợ gia tăng sự nhận diện sản phẩm và thương hiệu. Đặc biệt, kết hợp hỗ trợ hồ sơ cho vay cho doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tham gia chương trình bình ổn giá và các chương trình trọng điểm của Tp. Hồ Chí Minh.
Ở góc độ bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op cho hay, Saigon Co.op sẽ thực hiện rà soát, đánh giá năng lực và chọn lọc danh sách doanh nghiệp Việt hiện đang là đối tác cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ này. Đây sẽ là cơ sở để Saigon Co.op đề cử doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp Việt. Cùng với đó, Saigon Co.op cũng sẽ xây dựng các chính sách kích cầu sức mua cho những mặt hàng của doanh nghiệp Việt thông qua việc thường xuyên tổ chức chương trình xúc tiến thương mại. Saigon Co.op kết hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng và HFIC tổ chức các hoạt động xúc tiến, kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần, từng bước hình thành những doanh nghiệp Việt có quy mô sản xuất lớn và trở thành những doanh nghiệp dẫn dắt. Còn về lĩnh vực truyền thông, ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó tổng biên tập phụ trách Báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí - truyền thông. Tham gia "Liên minh Doanh nghiệp Xanh - Doanh nghiệp Việt", báo Sài Gòn Giải Phóng sẽ tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp, kết nối cũng như làm việc với các đơn vị liên quan để giải quyết hiệu quả những khó khăn, rào cản mà doanh nghiệp gặp phải./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
“Rộng đường” phát triển thương mại điện tử
09:22' - 03/05/2021
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô với mức doanh thu đạt 7 tỷ đô la Mỹ (USD) trong năm 2020, chỉ đứng sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD).
-
DN cần biết
Amazon và IDEA giúp doanh nghiệp Việt phát triển thương mại điện tử
16:15' - 28/04/2021
Ngày 28/4, Amazon Global Selling công bố mở rộng hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA - Bộ Công Thương) nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Việt phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
15:35' - 28/04/2021
Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng thị trường thương mại điện tử vẫn tăng trưởng 16% và dự báo sẽ đạt giá trị tới 52 tỷ USD vào năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25'
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24'
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.