Phát triển hệ tri thức Việt số hoá chỉ thành công nếu có sự tham gia của toàn xã hội
Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” đã được khởi động từ 1/1/2018, triển khai trong thực tế, có một số kết quả bước đầu rồi mới thành lập Ban Chỉ đạo.
Đến nay, “Hệ tri thức Việt số hóa” đã có 10.295 bộ dữ liệu mở của các bộ, ngành được đưa lên; đã có 3,5 triệu câu hỏi và trả lời; 3.177 bài viết trên “cây tri thức”; 7 ứng dụng…
Bên cạnh đó, 15 bộ, ngành đã xác định các dữ liệu có thể đưa lên Hệ tri thức. Bộ Y tế đã đưa lên 8 Gb dữ liệu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa 2 Tb dữ liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội đóng góp 10.068 bộ dữ liệu, trên 15.000 bài viết hỏi đáp và sắp tới là 15.000 bài viết tiếp theo.
Một số doanh nghiệp đã phối hợp đưa lên Hệ tri thức các bộ sách điện tử, hỗ trợ thu thập và chuyển đổi dữ liệu, Việt hóa các bộ bách khoa toàn thư nổi tiếng thế giới, kết nối các mạng xã hội, diễn đàn công nghệ thông tin, các chuyên gia…
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận về vấn đề bản quyền tác giả đối với các bộ dữ liệu; xác định ranh giới giữa dữ liệu nên đóng góp và dữ liệu riêng của tổ chức; nguồn lực để đưa dữ liệu lên hệ thống; động lực tạo sự gắn bó, đóng góp tích cực của các đơn vị, cá nhân đối với Hệ tri thức... Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu một số khó khăn trong triển khai “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa” bởi trước đó đã có nhiều đề án, chương trình về công nghệ thông tin nhưng không được như kỳ vọng.Quy mô đề án rất lớn với sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, từng người dân, cùng mục tiêu Việt hóa tri thức ở mọi lĩnh vực. Trong khi nguồn kinh phí, nguồn lực chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.
“Do vậy, cần khơi dậy quyết tâm, lan tỏa niềm đam mê khoa học và công nghệ, khát vọng sáng tạo, cống hiến của toàn xã hội cùng cách làm đúng, tổ chức khoa học, hợp lý.Thực hiện đề án sẽ góp phần tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo… với một cách làm hoàn toàn mới”, Phó Thủ tướng nói.
Đánh giá cao những nỗ lực, sự tham gia tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, Phó Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Mobifone, Viettel chủ động, tích cực tham gia phát triển, kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đề án.Các bộ, ngành, địa phương phải đi đầu trong việc đưa lên các bộ dữ liệu mở, sắp xếp lại để khai thác hiệu quả những dữ liệu vốn; tăng cường tiếp cận với các bộ, ngành có nhiều dữ liệu liên quan trực tiếp đến đời sống người dân như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài nguyên và Môi trường… để công khai các thông tin và dữ liệu nhằm giúp người dân tiếp cận và sử dụng các dữ liệu đó phục vụ cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sản xuất kinh doanh.
Phó Thủ tướng đôn đốc 31 tổ chức đã ký cam kết đóng góp dữ liệu trong Lễ khởi động“Hệ tri thức Việt số hóa”. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương cần ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các đơn vị trực thuộc khẩn trương đưa các nguồn dữ liệu lên hệ thống. Văn phòng Chính phủ theo dõi, phối hợp chặt chẽ với Ban điều hành đề án để đôn đốc hoạt động này. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý, đối với giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, việc xây dựng kho học liệu mở với những giáo trình, bài giảng điện tử sẽ tác động tốt tới chất lượng giáo dục khi các cơ sở giáo dục, giáo viên được tiếp cận với những học liệu có chất lượng. Liên quan đến nguồn tài liệu tại các thư viện, bảo tàng cũng như tại hai Viện Hàn lâm khoa học phải khẩn trương số hoá, đưa toàn bộ lên hệ thống. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp tham gia Ban Chỉ đạo để đóng góp các chương trình về phổ biến kiến thức trong nông nghiệp, khuyến nông; cơ sở dữ liệu pháp luật, trợ giúp pháp lý. Đóng vai trò quan trọng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huy động các đoàn viên tham gia thực hiện đề án; trước mắt là tham gia Việt hóa tri thức nước ngoài; dịch và hoàn thiện các bộ bách khoa toàn thư tiếng nước ngoài; đặt câu hỏi và trả lời; phát động các cuộc thi kiến thức… Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đóng góp dữ liệu từ các hội thành viên; kêu gọi các nhà khoa học, chuyên gia thẩm định tính chính xác thông tin. Nhấn mạnh đề án chỉ có thể thành công với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, Phó Thủ tướng đã giao Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phối hợp với Ban điều hành đề án để hỗ trợ quản trị truyền thông, quảng bá tới công chúng; tổ chức các cuộc thi kiến thức về khoa học, giáo dục, giải trí, văn hóa…/.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần gỡ bỏ mọi rào cản trong thực hiện giáo dục mở
15:02' - 16/05/2018
Phó Thủ tướng cho rằng: Các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những vấn đề mang tính khoa học về triết lý, khái niệm giáo dục mở và những vấn đề có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn
07:53' - 06/05/2018
Là một thành phố đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn, nhất là tại các chợ đầu mối.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì đối thoại với Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân
18:30' - 12/04/2018
Ngày 12/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi đối thoại giữa Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...