Phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Đó là nội dung được đưa ra tại hội thảo khoa học về phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức ngày 28/8 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề xoay quanh thực trạng và lợi tích đa chiều của việc phát triển năng lượng tái tạo hiện nay; tiềm năng, cơ hội và những thách thức trong việc phát triển năng lượng tái tạo…Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt) để tạo ra nguồn điện. Các nguồn năng lượng này không chỉ đang dần cạn kiệt mà còn đem lại nhiều thách thức rất lớn về bảo vệ môi trường.
Việc phát triển năng lượng tái tạo, tìm ra các nguồn năng lượng sạch, nhất là năng lượng gió và mặt trời, thay thế nguồn năng lượng hóa thạch trở nên rất quan trọng và cần thiết. Phát triển "năng lượng xanh" trở thành hướng đi thông minh và xu thế phát triển tất yếu của Việt Nam và cả thế giới.
Tiến sỹ Dư Văn Toán - Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cho biết, nước ta được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Sự đa dạng của các nguồn năng lượng tái tạo có sẵn trong tự nhiên như mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối, thủy triều, dòng chảy… đã và đang được triển khai trên toàn cầu nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.Không chỉ dọn dẹp ô nhiễm, rác trên hành tinh của chúng ta, giảm bớt sự nóng lên của trái đất mà các nguồn năng lượng này sẽ không bao giờ cạn kiệt, có khả năng tái tạo và có thể khai thác ở những nơi xa xôi nhất…
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Dư Văn Toán, việc thiếu cơ sở dữ liệu năng lượng tái tạo tin cậy về tiềm năng, trữ lượng; thiếu chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tái tạo và các kỹ thuật, công nghệ khai thác cũng như chi phí đầu tư cao là những thách thức ảnh hưởng đến việc phát triển năng lượng tái tạo tại nước ta. Bình Thuận là một trong những địa phương có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước với số giờ nắng, giờ gió, tốc độ gió và bức xạ nhiệt cao. Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai năng lượng điện gió và điện mặt trời, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho biết, phát triển điện gió, điện mặt trời tại tỉnh đang có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Đến nay, Bình Thuận đã có 20 dự án điện gió được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu, đầu tư và 95 dự án điện mặt trời đăng ký và đầu tư. Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ khai thác hiệu quả lợi thế và tài nguyên của tỉnh mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.
Phát triển năng lượng tái tạo cũng là một hướng đi hợp lý để tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Các đại biểu cho rằng để có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng, nước ta cần sớm xây dựng Luật Năng lượng tái tạo để tạo cơ sở pháp lý và chính sách phát triển.Bên cạnh đó, các giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và khoa học công nghệ năng lượng tái tạo; đa dạng hóa các nguồn lực, xã hội hóa nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo… cũng được nhiều đại biểu đề xuất./.
Xem thêm:>>Sóc Trăng: Nhiều nhà đầu tư muốn phát triển điện gió và năng lượng tái tạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản: Những dự án vì cộng đồng
16:42' - 06/08/2019
Với sáng kiến trên, Dự án Năng lượng điện quang nông nghiệp Koshi đã giành giải thưởng “Điện Mặt Trời của Năm” (Solar Power of the Year) thuộc hệ thống Giải thưởng năng lượng châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản - Muộn còn hơn không
16:37' - 26/07/2019
Giới phân tích cho rằng Nhật Bản không còn đường lùi bởi tương lai của các nhà máy điện hạt nhân vẫn bất định, trong khi dùng nhiên liệu hóa thạch sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu cắt giảm khí thải.
-
Kinh tế & Xã hội
Năng lượng tái tạo- Bài 4: Thông điệp trên mái nhà ở Israel
20:08' - 25/07/2019
Israel đã phát động một chiến dịch kêu gọi các hộ gia đình lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà với thông điệp “hãy để cho chúng làm ra tiền và giảm ô nhiễm môi trường”.
-
Kinh tế & Xã hội
Năng lượng tái tạo - Bài 3: Hình mẫu UAE
19:54' - 25/07/2019
Trong chiến lược Năng lượng đến 2050, UAE muốn tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch lên 44% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Năng lượng tái tạo - Bài 2: Trung Đông dịch chuyển từ “vàng đen”
19:39' - 25/07/2019
Dù Trung Đông vẫn còn phụ thuộc đáng kể vào các nguồn dầu mỏ và khí đốt, năng lượng tái tạo đem lại cơ hội quan trọng để đa dạng hóa cán cân năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Năng lượng tái tạo - Bài 1: Quy hoạch “Năng lượng sạch” của EU
19:16' - 25/07/2019
Với Quy hoạch "năng lượng sạch", EU đặt mục tiêu tới năm 2030, 32% năng lượng sản xuất tại châu Âu là từ nguồn năng lượng tái tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.