Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện
Nhấn mạnh các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, việc thành lập thị trường tín chỉ carbon là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai.
Do đó, Đề án cần cập nhật những chính sách, thỏa thuận toàn cầu cũng như các chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được ban hành với định hướng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, giảm phát thải khí nhà kính…
"Việc thành lập thị trường tín chỉ carbon góp phần chuẩn bị các chính sách lớn trên phạm vi toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính, phân bổ hạn ngạch phát thải, trao đổi tín chỉ carbon, tạo nguồn lực tài chính xanh để doanh nghiệp đổi mới công nghệ", Phó Thủ tướng nêu rõ. Phó Thủ tướng cho rằng, Đề án phải "trả lời" được câu hỏi về phạm vi triển khai, sản phẩm, mô hình hoạt động; từ đó tạo khuôn khổ, môi trường pháp lý, năng lực tổ chức, cơ chế vận hành, yêu cầu năng lực kỹ thuật để thành lập, phát triển đồng bộ và toàn diện thị trường tín chỉ carbon; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Nhấn mạnh vai trò dẫn dắt, kiến tạo của Nhà nước, Phó Thủ tướng cho rằng cần có đánh giá tác động của các công cụ kinh tế, tài chính, thuế, bảo đảm sự hài hòa trong nước với quốc tế, tính minh bạch trong trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao năng lực xác định/phân bổ hạn ngạch phát thải cho các ngành, lĩnh vực theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng; thực thi các quy định, tiêu chuẩn về cơ chế thống kê, đo đếm, chứng nhận hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, nhất là trong lĩnh vực vận tải, điện tử, nông nghiệp… Bộ Tài chính cần huy động sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan, đội ngũ chuyên gia về cắt giảm phát thải khí nhà kính, kinh tế, tài chính, luật pháp quốc tế về biến đổi khí hậu; nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia khác; từ đó đề xuất cách tiếp cận, quan điểm, mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện Đề án. Trước đó, theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.Đề án nhằm bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường trong nước. Chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; các tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon; tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật; tổ chức hỗ trợ giao dịch. Đề án nhằm mục tiêu phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia đã tập trung làm rõ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến tình trạng thiếu đồng bộ trong hệ thống cơ chế chính sách quản lý tín chỉ carbon nông nghiệp, lâm nghiệp; phần lớn vùng sản xuất nông nghiệp và diện tích rừng chưa được phát triển tín chỉ carbon; thiếu sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; hạn chế trong đo đạc, kiểm đếm, thẩm định, chứng nhận; xác định hàm lượng carbon trong hàng hóa… Một số ý kiến cho rằng, Đề án cần xác định rõ hơn mô hình thị thường với lộ trình triển khai, nhất là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đánh giá tác động toàn diện với các ngành sản xuất cũng như hiệp định, cam kết quốc tế.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ chế nào để doanh nghiệp cắt giảm carbon, phát triển cộng đồng?
12:48' - 05/01/2024
Doanh nghiệp đang coi ESG là cơ hội để phát triển và mong muốn có thêm các cơ chế chính sách để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện
-
Chuyển động DN
Hitachi sử dụng “nhôm xanh” để giảm carbon
09:22' - 29/12/2023
Hitachi sẽ sử dụng khoảng 10.000 tấn “nhôm xanh” để sản xuất mọi thứ từ tủ lạnh, máy giặt cho đến toa xe lửa.
-
DN cần biết
Nhiều công ty tự thiết lập giá carbon toàn cầu
09:53' - 27/12/2023
Trên thế giới hiện có nhiều nơi áp dụng các hệ thống khác nhau để tính giá carbon, trong đó có Hệ thống Thương mại châu Âu, nơi giá carbon hiện được giao dịch quanh mức 70 USD/tấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.