Cơ chế nào để doanh nghiệp cắt giảm carbon, phát triển cộng đồng?
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia tích cực và chủ động vào nỗ lực cắt giảm phát thải carbon, ứng phó biến đổi khí hậu, quản trị doanh nghiệp bền vững và thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng như một phần trong các tiêu chí ESG (khung đánh giá về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).
Đồng thời, coi đây là cơ hội để phát triển và mong muốn có thêm các cơ chế chính sách để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện. Xung quanh những lợi ích khi áp dụng tiêu chí này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD).
Phóng viên: ESG đã trở thành xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp lựa chọn. Xu thế này đã được thúc đẩy trong vài năm qua, ông đánh giá như thế nào về sự quan tâm và hưởng ứng của các doanh nghiệp? Ông Nguyễn Quang Vinh: Kết quả của cuộc thăm dò gần đây do Công ty PwC và Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) tiến hành cho thấy, có tới 80% các doanh nghiệp Việt Nam đã đặt ra cam kết hoặc đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG trong vòng từ 2 – 4 năm tới; trong đó, 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG; 58% các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cho biết có kế hoạch cam kết ESG trong tương lai gần. Ngoài ra, có 40% doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình trong khảo sát cho biết đã đặt ra các cam kết ESG. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam xếp yếu tố quản trị là ưu tiên hàng đầu trong chương trình triển khai với 62% lựa chọn. Sau đó, là yếu tố môi trường với 22% và yếu tố xã hội chiếm 16%. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa tiến hành khảo sát, đánh giá nhận thức của doanh nghiệp về ESG, kết quả cho thấy, 83% doanh nghiệp cho biết, việc áp dụng ESG sẽ giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và 57% đã thấy sự cần thiết thay vì coi đây là áp lực cần tuân thủ các quy định của Nhà nước. Vì vậy, mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam và việc cần làm là tích cực hành động để thúc đẩy các cam kết thực hành ESG trở thành hiện thực, mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp. Theo đó, ESG giúp thay đổi cách thức định giá doanh nghiệp và gia tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư; giúp các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, không chỉ dựa vào các chỉ số tài chính truyền thống. Thông qua các chỉ số ESG, các nhà đầu tư có thể lựa chọn các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh bền vững.Bên cạnh đó, ESG giúp tăng cường uy tín cho doanh nghiệp, tăng thiện cảm của khách hàng, nhân viên và các bên liên quan, bởi người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi mô hình phát triển bền vững. Không những thế thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro về pháp lý, tài chính, danh tiếng và an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tiết kiệm tài nguyên, khai thác các cơ hội mới về thị trường, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời, đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường.
VCCI đã khuyến nghị các doanh nghiệp có thể sử dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) do VCCI xây dựng, để tiến hành tham chiếu và đánh giá tổng thể khả năng quản trị, kinh tế, xã hội, môi trường, tuân thủ pháp luật và quản trị rủi ro, phát hiện ra các lỗ hổng cần khắc phục hay các tiềm năng để phát triển. Xu thế này cũng là một đòi hỏi tất yếu, đối với doanh nghiệp nào muốn “nâng tầm” vị thế và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường. Phóng viên: Một thực tế là ESG đang được đề cập rất nhiều nhưng sự tham gia các doanh nghiệp trong nước khá mờ nhạt. Vậy, lý do vì sao thưa ông? Ông Nguyễn Quang Vinh: Việc triển khai ESG có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức vì sự thiếu nhất quán và chồng chéo của các khung tiêu chuẩn về ESG. Từ đó, khiến cho doanh nghiệp khá lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu hoặc bắt đầu từ yếu tố nào trước. Tình trạng thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn về ESG, khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược ESG... Cuối cùng, thực hành ESG cũng đòi hỏi chi phí cao để vận hành các hoạt động liên quan khiến cho doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích dài hạn và áp lực ngắn hạn. Có thể thấy rằng, ESG đòi hỏi sự cam kết dài hạn và khả năng thích nghi với một môi trường kinh doanh ngày càng nhạy cảm đến các vấn đề xã hội và môi trường. Để bước qua những thách thức, rào cản, tôi nghĩ rằng vẫn là câu chuyện nhận thức và xây dựng tầm nhìn chung cho cộng đồng kinh doanh Việt Nam. Phóng viên: Xây dựng tầm nhìn chung để cộng đồng doanh nghiệp hành động, chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững, ông nghĩ sao về điều này? Ông Nguyễn Quang Vinh: Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) vừa biên dịch và phát hành Báo cáo “Tầm nhìn 2050: Đã đến lúc chuyển đổi” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) chủ trì xây dựng. Theo đó, ghi nhận, thập kỷ 2021-2030 chính là cơ hội cuối cùng để thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống. Vì vậy, doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới cần đưa ra các mục tiêu không phát thải carbon dựa trên giải pháp khoa học, giải pháp thiên nhiên và đầu tư vào các mô hình kinh doanh tuần hoàn quan trọng mới. Từ đó giúp giảm phát thải, giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và sinh kế. Để thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm hơn, VCCI, với hạt nhân là VBCSD, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc phát triển mạng lưới báo chí về phát triển bền vững; tiếp tục tổ chức các nền tảng đối thoại về phát triển bền vững doanh nghiệp uy tín như Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF). Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đối tác liên quan trong việc xây dựng, kiến nghị chính sách về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu Net Zero tại Việt Nam. Cùng đó, thúc đẩy lập và công bố báo cáo bền vững, thực hành ESG, áp dụng Bộ chỉ số CSI; tập trung tăng cường xây dựng và phát triển thành viên, mạng lưới đối tác có sự tham gia của các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế, chia sẻ thực tiễn tốt về phát triển bền vững qua các nhóm công tác... Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!- Từ khóa :
- ESG
- Phát triển bền vững
- Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi nghiệp bắt đầu từ tư duy phát triển bền vững
21:07' - 31/12/2023
Hầu hết trong số đó đều là doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ, truyền thông và marketing, thương mại điện tử hay AI, Blockchain…
-
Doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển bền vững 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước
13:24' - 20/12/2023
Sáng 20/12, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác của Ủy ban và 19 tập đoàn, tổng công ty năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp EU quan tâm hợp tác phát triển bền vững với Đà Nẵng
19:07' - 13/12/2023
“Doanh nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) rất quan tâm đến môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng và mong muốn hợp tác về lĩnh vực giáo dục đào tạo, năng lượng xanh, bảo vệ môi trường”.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59'
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56'
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35'
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10'
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46'
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Vốn hóa thị trường của Apple tiếp tục giảm
10:10' - 17/04/2025
Cổ phiếu Apple đã giảm gần 4% trong phiên giao dịch 16/4, khiến giá trị vốn hóa thị trường của nhà sản xuất iPhone giảm xuống dưới mốc 3.000 tỷ USD.