Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent - AI) ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý và các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ này.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, các hệ thống AI được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người, xã hội và nền kinh tế Việt Nam thông qua việc hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn mà con người, cộng đồng đang phải đối mặt. Tuy nhiên, song song với quá trình đó, cần nghiên cứu, có biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình phát triển, sử dụng AI; cân đối các yếu tố kinh tế, đạo đức và pháp lý liên quan.*Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (Responsible AI - RAI)
Ông Trần Anh Tú (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (Responsible AI - RAI) là khái niệm đề cập đến một cách tiếp cận để phát triển và khai thác AI tuân theo các quan điểm về cả đạo đức và pháp lý. Mục tiêu của cách tiếp cận AI có trách nhiệm là hướng đến việc phát triển và sử dụng AI an toàn, đáng tin cậy và có đạo đức.
Việc hình thành một khuôn khổ quản trị được áp dụng rộng rãi bao gồm các thông lệ tốt nhất về AI sẽ giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng hơn trong việc đảm bảo các hệ thống/ứng dụng AI sẽ lấy con người làm trung tâm. Từ đó, sẽ có các ứng dụng/hệ thống AI có trách nhiệm đảm bảo tính công bằng, độ tin cậy và minh bạch. Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã công bố bộ quy tắc quốc tế toàn diện đầu tiên về hệ thống AI tiên tiến, trong đó đưa ra nhiều khuyến nghị để không chỉ các nhà phát triển mà cả người dùng bình dân cũng có thể giảm thiểu rủi ro từ công nghệ này. Bộ quy tắc gồm 11 khuyến nghị, thúc đẩy sự an toàn, bảo mật và phát triển AI một cách đáng tin cậy; trong đó bao gồm các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và sở hữu trí tuệ cũng như ưu tiên phát triển các hệ thống AI tiên tiến để giải quyết những thách thức toàn cầu cấp bách như cuộc khủng hoảng khí hậu. Liên hợp quốc cũng công bố thành lập Ban cố vấn AI với 39 thành viên là các giám đốc công ty, quan chức chính phủ và các học giả, có nhiệm vụ đưa ra hướng quản lý AI ở tầm quốc tế. Tại châu Âu, nhằm bảo vệ quyền con người, khuyến khích sự sáng tạo và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Đạo luật về AI năm 2021 nhằm đảm bảo AI được sử dụng một cách có trách nhiệm theo hướng phân loại các hệ thống AI theo mức độ rủi ro (từ thấp đến cao) và thiết lập các yêu cầu cụ thể cho từng loại. Ở quy mô quốc gia, chính phủ nhiều nước cũng đang nỗ lực quản lý công nghệ đang phát triển "quá nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm" này. Tại Vương quốc Anh, Chiến lược quốc gia về AI được thông qua năm 2021; trong đó đã có định hướng cụ thể về các báo cáo trách nhiệm sử dụng các ứng dụng AI, cách thức thương mại sản phẩm AI và thúc đẩy việc ứng dụng, phát triển các ứng dụng AI. Bên cạnh đó, Sách trắng về AI cũng có những quy định rõ ràng và đưa ra công cụ tư vấn cho chính phủ. Anh cũng thành lập Viện An toàn AI đầu tiên trên thế giới nhằm đánh giá và thử nghiệm các mô hình mới, qua đó xác định tất cả rủi ro tiềm ẩn từ AI. Nước này cũng tăng khoản tài trợ chi cho dự án "Tài nguyên nghiên cứu AI" lên 300 triệu bảng Anh (gần 374 triệu USD), gấp 3 lần so với công bố trước đó. Đây là dự án vận dụng năng lực của hai siêu máy tính ở Cambridge và Bristol để phân tích những mô hình AI hiện đại nhằm thử nghiệm các tính năng an toàn trong quá trình sử dụng công nghệ mới. Với Trung Quốc, từ năm 2017 đã công bố "Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới", đưa AI trở thành một phần trong chiến lược mũi nhọn của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tăng cường các cơ chế, biện pháp để quản trị như luật pháp, khuôn khổ đạo đức, tiêu chuẩn, chứng nhận để thúc đẩy AI có trách nhiệm, tin cậy và lấy con người làm trung tâm. *Xây dựng Bộ nguyên tắc trí tuệ nhân tạo có trách nhiệmỞ Việt Nam, AI ngày càng phát triển nhanh chóng và đang có những tác động không nhỏ đối với các ngành kinh tế - xã hội. Nhiều chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ AI đã được ban hành.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành liên quan đã nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, triển khai các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho phát triển AI ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của AI không chỉ mở ra cơ hội mới mà còn đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, quản trị. Vấn đề về đạo đức AI, phát triển AI có trách nhiệm đang được các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm và thảo luận sôi nổi. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 (Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021); trong đó nêu rõ định hướng phát triển và ứng dụng AI lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, để triển khai định hướng này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN ngày 11/06/2024 hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI có trách nhiệm. Đây là văn bản đầu tiên ở Việt Nam nêu ra một số nguyên tắc chung cần chú ý trong nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI có trách nhiệm và khuyến nghị các tổ chức, đơn vị, cá nhân tự nguyện tham khảo, áp dụng trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển cung cấp các hệ thống AI. Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu này, theo Nghị quyết trên là việc hoàn thiện hành lang pháp lý đẩy mạnh ứng dụng AI trong các giải pháp phát triển các ứng dụng công nghệ số trong ngành, lĩnh vực, địa phương, gắn với công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm theo hướng đi tắt, đón đầu. Cùng với đó, phát triển các ứng dụng AI hỗ trợ phân tích, cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hỗ trợ phân tích, cảnh báo về nguy cơ quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội... Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, AI đang phát triển vượt bậc, mang lại tiềm năng lớn trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và y tế cộng đồng. Tuy nhiên, sự phát triển AI cũng đặt ra nhiều thách thức trong quản trị, như nguy cơ mất cân bằng trong tiếp cận công nghệ, xâm phạm quyền riêng tư và thao túng thông tin. “Những vấn đề này đòi hỏi mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế cùng xây dựng các nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo sự phát triển AI an toàn và bền vững”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Theo Tiến sỹ Kim Wimbush, Giám đốc Chương trình Đổi mới sáng tại Việt Nam-Australia-Aus4Innovation, Việt Nam là một quốc gia năng động, nơi có tiềm năng AI rất lớn và giàu cơ hội, nên việc thúc đẩy AI có trách nhiệm là một khía cạnh quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện và bền vững. Hiện, Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam đang được khẩn trương soạn thảo để đưa vào ứng dụng ngay. Dự thảo Bộ nguyên tắc và Hướng dẫn được xây dựng như một bộ quy tắc ứng xử - bộ luật mềm về trí tuệ nhân tạo, thường xuyên được cập nhật. Nội dung Bộ nguyên tắc thúc đẩy các trao đổi, thảo luận chính sách chung về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm, hướng tới mục tiêu dài hạn và tổng thể là tiếp tục củng cố và phát triển những tiêu chuẩn riêng trong các lĩnh vực. Cụ thể, 5 giá trị cốt lõi của phát triển AI có trách nhiệm tại Việt Nam là lấy con người làm trung tâm; thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững; thúc đẩy phát triển bao trùm; tôn trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, xã hội, truyền thống của Việt Nam; thúc đẩy đổi mới sáng tạo có trách nhiệm trên cơ sở hài hòa, cân bằng lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI. Năm giá trị cốt lõi này sẽ được thẩm thấu vào 7 nguyên tắc, bao gồm: Bền vững, an toàn, bảo mật; bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân; minh bạch và giải thích được; công bằng (bình đẳng, bao trùm và không biệt đối xử); tông trọng quyền tự chủ và tự quyết định; trách nhiệm giải trình; cơ chế xử lý phản hồi, khiếu nai và khắc phục thỏa đáng. Mỗi nguyên tắc nhóm nghiên cứu đều đưa ra những yêu cầu cơ bản và hướng dẫn thực hiện.Tin liên quan
-
Công nghệ
Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo định hình xu hướng tuyển dụng
07:13' - 13/03/2025
Dù đối mặt với những thách thức từ căng thẳng địa chính trị và biến động kinh tế toàn cầu, Việt Nam bước vào năm 2025 với tâm thế lạc quan và tập trung vào sự thích ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 12/3 diễn ra Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025”
20:48' - 11/03/2025
Đây là sự kiện quốc tế quan trọng về sự kết hợp giữa AI và bán dẫn, mang đến cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất...
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
TikTok sắp ra mắt nền tảng mua sắm trực tuyến tại Nhật Bản
15:07' - 28/04/2025
Tờ Nikkei ngày 27/4 đưa tin, nền tảng mạng xã hội Trung Quốc TikTok sẽ gia nhập thị trường thương mại điện tử Nhật Bản trong vài tháng tới.
-
Công nghệ
TikTok dẫn đầu cuộc đua video dạng ngắn
13:00' - 28/04/2025
Nền tảng chia sẻ video TikTok ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường video dạng ngắn và những hãng công nghệ lớn nhất thế giới đang phải tăng tốc để không bị bỏ lại phía sau.
-
Công nghệ
DeepSeek công bố chính sách xử lý thông tin cá nhân bằng tiếng Hàn
12:27' - 28/04/2025
Theo hãng tin Yongap, DeepSeek, công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc, ngày 28/4 đã công bố phiên bản tiếng Hàn của chính sách xử lý thông tin cá nhân đã được sửa đổi.
-
Công nghệ
Sáng tạo nội dung số lan tỏa tình yêu nước
07:00' - 28/04/2025
Vượt ra khỏi khuôn khổ của một chương trình sáng tạo nội dung số, “Yêu nước theo cách của bạn” là một hành trình hướng tới cộng đồng.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ số tăng trải nghiệm cho du khách quốc tế đến Việt Nam
13:30' - 27/04/2025
Trong bối cảnh phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch COVID-19, năm 2025, ngành du lịch Việt Nam hướng tới mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, 120-130 triệu lượt khách nội địa.
-
Công nghệ
Số lượt tìm kiếm sử dụng công cụ AI của Google tăng mạnh
07:00' - 27/04/2025
Theo Google, AI Overviews là một tính năng hỗ trợ người dùng tìm kiếm dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
19:34' - 26/04/2025
Ernie 4.5 Turbo có giá rẻ hơn khoảng 40% so với mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) V3 của DeepSeek, còn X1 Turbo có giá chỉ bằng 1/4 mô hình suy luận R1 của DeepSeek.
-
Công nghệ
Nhãn hiệu âm thanh - Xu hướng trong kỷ nguyên số
13:30' - 26/04/2025
Trong kỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số đã tạo cơ hội mới cho nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc... sử dụng âm thanh, tạo dựng hình ảnh riêng, đặc sắc.
-
Công nghệ
Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat
07:30' - 26/04/2025
Theo thỏa thuận này, Pony.ai và Tencent tích hợp dịch vụ gọi taxi robot của Pony.ai vào WeChat cùng với những ứng dụng khác như Tencent Maps.