Phạt tù cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa cho vay sai quy định 2.700 tỷ đồng
Ngày 28/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) cho vay sai quy định 2.700 tỷ đồng trước khi ngân hàng này được sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào năm 2012.
Tòa đã tuyên phạt 5 bị cáo trong vụ án này về cùng tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” gồm: Phan Thanh Long (sinh năm 1954, cựu Tổng Giám đốc TNB) và Nguyễn Thị Phi Yến (sinh năm 1974, cựu Trưởng phòng giao dịch Bạch Mai, TNB) cùng mức 42 tháng tù; 3 bị cáo còn lại thuộc Công ty chứng khoán Trường Sơn (TSS) gồm Hoàng Minh Sơn (sinh năm 1956, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị) lĩnh 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Hồ Hoài Nam (sinh năm 1977, cựu Tổng Giám đốc) và Nguyễn Trung Thành (sinh năm 1980, cựu Phó Tổng Giám đốc) đều nhận án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên buộc bị cáo Hoàng Minh Sơn phải bồi thường số tiền lãi phát sinh là hơn 18 tỷ đồng. Theo cáo trạng, tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước có quyết định hợp nhất 3 Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Vụ án xảy ra trước khi Ngân hàng Tín Nghĩa bị hợp nhất thành SCB. Cụ thể, giai đoạn 2008-2009, TNB thực hiện việc cho vay chiết khấu giấy tờ có giá theo Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN. Phòng giao dịch Bạch Mai – Ngân hàng Tín Nghĩa do Nguyễn Thị Phi Yến làm Giám đốc đã chủ động trao đổi với Công ty chứng khoán Trường Sơn về việc hợp tác cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.Theo hợp đồng hợp tác, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán được hiểu là Ngân hàng Tín Nghĩa cho các khách hàng đầu tư chứng khoán của TSS vay tiền để mua chứng khoán niêm yết. Tài sản bảo đảm và nguồn trả nợ là từ nguồn thu từ việc bán chứng khoán đã mua.
Quá trình triển khai thực hiện hợp đồng hợp tác với TSS, từ ngày 31/5/2010 đến ngày 14/9/2011, phòng giao dịch Bạch Mai đã giải ngân cho TSS tổng số tiền hơn 2.700 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/10/2011, TSS còn nợ gốc hơn 43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Trong số các hồ sơ cho vay ứng trước tiền bán có nhiều hồ sơ được lập khống nhằm rút vốn ngân hàng. Tại Cơ quan điều tra, bị cáo Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành khai rằng theo ủy quyền của bị cáo Hoàng Minh Sơn, Nam và Thành đã chỉ đạo nhân viên lấy thông tin từ khách hàng, lập hồ sơ khống và ký giả chữ ký khách hàng khống để vay vốn ngân hàng lấy tiền phục vụ hoạt động kinh doanh. Cựu Giám đốc phòng giao dịch Bạch Mai Nguyễn Thị Phi Yến đã không chỉ đạo kiểm tra hồ sơ vay vốn, không kiểm tra việc sử dụng vốn vay dẫn đến không phát hiện các hồ sơ vay vốn giả. Cơ quan điều tra xác định nhóm bị cáo TSS đã lập khống 1.558 xác nhận kết quả giao dịch để làm giả 1.691 bộ hồ sơ dẫn đến TNB giải ngân hơn 2.700 tỷ đồng. Số tiền này được TSS sử dụng để đảo nợ, chuyển tiền vào các công ty của bị cáo Hoàng Minh Sơn theo các hợp đồng thuê nhà, sửa chữa văn phòng, ủy thác mua trái phiếu Chính phủ và chi cho các hoạt động khác của công ty. Cơ quan giám định kết luận chữ ký trong giấy đề nghị ứng trước tiền bán của 10 khách hàng mà Cơ quan điều tra yêu cầu giám định là chữ ký giả mạo. Xác minh tại Ủy ban chứng khoán cho thấy tại các ngày từ 12 đến 14/9/2011, có 28 xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán là không có thật, không có tên khách hàng, không có giao dịch. Trong vụ án này, Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành có vai trò đồng phạm giúp sức cho Phan Thanh Long, Hoàng Minh Sơn và Nguyễn Thị Phi Yến thực hiện hành vi phạm tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Sau khi vụ án được khởi tố, từ ngày 11/3/2015 đến ngày 15/6/2015, bị cáo Hoàng Minh Sơn đã chuyển hơn 43 tỷ đồng và sau đó chuyển tiếp số tiền lãi hơn 1,7 tỷ đồng vào tài khoản SCB để trả số tiền nợ gốc, lãi của Công ty TSS tại TNB.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Người thành lập 116 doanh nghiệp liên quan đến rửa tiền đã bị tạm giam
19:17' - 28/06/2024
Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bà Nguyễn Thị Hương cùng 12 đối tượng khác để điều tra về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
-
Kinh tế và pháp luật
Tp. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân cảnh giác với tội phạm lừa đảo qua mạng
20:43' - 27/06/2024
Theo công an Tp. Hồ Chí Minh, tội phạm lừa đảo qua mạng mang tính quốc tế cao, luôn chuẩn bị sẳn phương án xóa dấu vết, luôn thay đổi thủ đoạn tiếp cận, chiêu thức lấy lòng tin để lừa đảo nạn nhân.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội: Khởi tố 6 đối tượng sản xuất, mua bán giấy tờ giả qua mạng xã hội
19:34' - 27/06/2024
Công an Hà Nội khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 6 đối tượng sản xuất, mua bán giấy tờ giả qua mạng xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
BÌnh Định: Người dân ngăn cản hoạt động khai thác cát hợp pháp
21:30' - 09/05/2025
Mặc dù trúng đấu giá, hoàn tất các thủ tục pháp lý và đóng tiền đầy đủ cho Nhà nước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không thể khai thác cát do một số người dân tại Hoài Ân, tỉnh Bình Định ngăn cản.
-
Kinh tế và pháp luật
Sản xuất hàng chục nghìn chai nước hoa giả bằng máy đánh trứng
19:54' - 09/05/2025
Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can trú tại thành phố Đồng Xoài về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
-
Kinh tế và pháp luật
Mập mờ nguồn gốc sữa: Doanh nghiệp "thoắt ẩn thoắt hiện”
18:36' - 09/05/2025
Trong quá trình xác minh một số thực phẩm chức năng mua được trên thị trường, nhóm phóng viên TTXVN đã kiểm tra thực tế và liên hệ với chính quyền để tìm địa chỉ sản xuất nhưng đều không tìm thấy.
-
Kinh tế và pháp luật
Phá chuyên án lừa đảo hàng trăm tỉ đồng “cắt đá tìm ngọc” trên mạng xã hội
18:25' - 09/05/2025
Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 30 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chiêu trò cá cược cắt đá tìm ngọc được livestream trên mạng xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
PC Hà Tĩnh phát hiện và xử lý 20 vụ trộm cắp điện
16:21' - 09/05/2025
Trong 4 tháng đầu năm 2025, PC Hà Tĩnh đã phát hiện và xử lý 20 vụ trộm cắp điện, truy thu sản lượng điện năng hơn 47.800 kWh, tương ứng gần 157,3 triệu đồn.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội kiểm tra đột xuất việc chấp hành an toàn thực phẩm
11:31' - 09/05/2025
UBND thành phố thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã từ ngày 9/5 đến hết ngày 15/6.
-
Kinh tế và pháp luật
Quận Hai Bà Trưng xác minh việc giáo viên dạy thêm trái quy định
10:30' - 09/05/2025
Đoàn kiểm tra yêu cầu Công ty Cham Group nghiêm túc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm và các quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo lừa đảo bằng yêu cầu cập nhật, điều chỉnh thông tin tuyển sinh
17:10' - 08/05/2025
Các đối tượng đã thực hiện chiêu thức lừa đảo mới nhắm vào phụ huynh, học sinh cuối cấp với yêu cầu cập nhật, điều chỉnh thông tin học sinh qua đường link, để có thể chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
-
Kinh tế và pháp luật
Lòng xe điếu gây bão mạng: Người tiêu dùng cần biết gì?
13:59' - 08/05/2025
Có thể thấy, câu chuyện về lòng xe điếu không chỉ là lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng mà còn là lời nhắc nhở đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm về trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khách hàng.