Phê duyệt Đề án cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến hết năm 2025
Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực, phù hợp với xu thế phát triển mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng mới; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật dầu khí, Điều lệ tổ chức và hoạt động, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao phù hợp với điều kiện Việt Nam; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Củng cố, phát triển PVN và các đơn vị thành viên, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chủ đạo, tạo thành chuỗi giá trị gia tăng của ngành dầu khí, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, chủ động mở rộng thị trường và tích cực hội nhập quốc tế. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển PVN và ngành dầu khí Việt Nam.
Thực hiện tái cơ cấu, tổ chức, kiện toàn theo mô hình Tập đoàn kinh tế bao gồm Công ty mẹ - PVN và các công ty thành viên, hoạt động phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam được Bộ Chính trị/Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại, tập trung giữ vững những lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực kinh doanh chính, thoái toàn bộ vốn tại các lĩnh vực, doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính. Thực hiện cơ cấu lại nguồn lực tài chính từ nguồn lực tự có, nguồn lực cần bổ sung.
Giữ vững vị trí là nhà cung cấp các nguồn khí (LPG, LNG, CNG...) hàng đầu của Việt Nam; đẩy mạnh phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao; phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng mới như điện gió ngoài khơi, năng lượng biển, H2, NH3... theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhiên liệu phát thải cacbon thấp... phù hợp với định hướng chuyển dịch năng lượng, bảo vệ môi trường.
Tích cực xử lý các dự án, công trình, doanh nghiệp vướng mắc, tồn tại (nếu có) theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ quy định của pháp luật và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Áp dụng phương thức quản trị hiện đại; rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế nội bộ, công khai, minh bạch thông tin, bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, sắp xếp lại nguồn nhân lực phù hợp với năng lực, trình độ, từng cấp cán bộ, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ và kiểm soát rủi ro; phát hiện sớm và kịp thời xử lý các tồn tại, yếu kém; tuân thủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật. Phấn đấu doanh thu toàn Tập đoàn tăng trưởng bình quân từ 3% - 6,5%/năm, tăng thu ngân sách hàng năm khoảng 10%; cơ cấu lại để PVN mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tham gia xây dựng các nhà máy điện tái tạo, góp phần phát triển công nghiệp điện tái tạo.
Theo Kế hoạch, Công ty mẹ - PVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phù hợp Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Các đơn vị trực thuộc: Giữ nguyên Trường Cao đẳng dầu khí (PVCollege) như hiện nay, nâng cao hiệu quả hoạt động; giữ nguyên Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), nâng cao hiệu quả hoạt động; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp theo quy định; xây dựng phương án chuyển giao/cơ cấu lại Trường Đại học Dầu khí (PVU) khả thi phù hợp; giải thể Chi nhánh PVN - Công ty Điều hành đường ống Tây Nam bảo đảm phù hợp với định hướng chuyển nhượng phần vốn góp tại BCC Lô B - Ô Môn.
Đến hết năm 2025, hầu hết các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần, mô hình tổ chức tinh gọn, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực, đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.
Củng cố, phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh chính của PVN; có thể xem xét việc thành lập mới Công ty, Chi nhánh (nếu có), sáp nhập, hợp nhất, M&A một số đơn vị có ngành nghề, lĩnh vực hoạt động phù hợp để tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sau khi thực hiện cơ cấu lại, xử lý tồn tại, nâng cao hiệu quả.
- Từ khóa :
- tập đoàn dầu khí việt nam
- pvn
- dầu khí
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN và PVN trao đổi về công tác cấp khí cho phát điện năm 2024
09:01' - 27/10/2023
Lãnh đạo hai tập đoàn đã thảo luận và cơ bản thống nhất việc sẽ có thỏa thuận khung cho việc cung cấp khí phát điện trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.
-
Doanh nghiệp
PVN tiếp tục đứng đầu Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam
21:18' - 26/10/2023
2023 là năm thứ năm liên tiếp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam-PVN) đứng đầu Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận chuyển về nước của Petrovietnam dẫn đầu trong các dự án đầu tư ra nước ngoài
20:19' - 07/10/2023
Việt Nam thu về 1,9 tỷ USD lợi nhuận từ các dự án đầu tư nước ngoài; trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam-PVN) tiếp tục dẫn đầu với số lợi nhuận chuyển về nước đạt hơn 1,1 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.