Phía sau “Cuộc đua” lãi suất
Trước đó, lãi suất ở kỳ hạn dài đã được nhiều ngân hàng đẩy lên tới 8%/năm. Vậy đâu là động cơ phía sau “cuộc đua” này?
Sau khi đẩy lãi suất huy động dài hạn lên tới 8%/năm, gần đây, một số ngân hàng đã niêm yết kịch trần lãi suất 5,5% tại các kỳ hạn dưới 6 tháng.
Trên biểu lãi suất của Ngân hàng Quốc dân (NCB), lãi suất tiền gửi tiết kiệm trực tuyến đã được đẩy lên kịch trần 5,5%/năm ở các kỳ hạn ngắn.
Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cũng niêm yết lãi suất huy động kịch trần 5,5%/năm tại kỳ hạn 5 tháng; các kỳ hạn từ 1-4 tháng dao động từ 4,9-5,2%/năm.
Bảng lãi suất cập nhật của Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng cho thấy, bên cạnh việc chạy đua lãi suất kỳ hạn dài từ 12-36 tháng lên tới 8%/năm, thì ngân hàng này đã điều chỉnh bảng lãi suất huy động kỳ hạn 3-5 tháng lên kịch trần 5,5%, tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng mức lãi suất lần lượt 5,3-5,4%.
Trong khi đó, các ngân hàng lớn dường như vẫn đứng ngoài cuộc đua này. Tại Vietcombank hay Vietinbank, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng vẫn ở mức thấp hơn 5,2%.
Điều đáng nói, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang bỏ khá xa lãi suất của các ngân hàng có vốn nhà nước ở các kỳ hạn dài.
Với kỳ hạn 24 tháng, Vietcombank trả lãi 6,2%/năm trong khi nếu gửi tại các ngân hàng khác như OCB hay Eximbank, khách hàng được nhận lãi suất tới 8%/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, động lực chính của cuộc đua này bắt nguồn từ những đồn đoán liên quan đến sửa đổi Thông tư 36 với dự kiến tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn trên tổng vốn ngắn hạn giảm từ 60% về 40%. Nhiều ngân hàng đã đón đầu để chuẩn bị cho tình huống này.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, (Học viện Tài chính, Bộ Tài chính), khả năng lớn là thị trường dự báo Thông tư 36 thế nào cũng được sửa đổi, vấn đề chỉ là mức độ và các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ở mức cao đang chuẩn bị trước cho tình huống này.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cũng cho rằng, kỳ vọng lạm phát năm nay cao hơn nhiều so với năm trước. Điều đó gián tiếp tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.
Phân tích về yếu tố này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ cho rằng điều này không rõ ràng lắm bởi lạm phát hiện chỉ ở mức hơn 1%. Lạm phát trong năm nay chủ yếu sẽ do mức điều chỉnh giá dịch vụ y tế quyết định.
Nhưng đây chỉ là những cú sốc về giá mang tính nhất thời. Yếu tố mang tính quyết định đến lạm phát trong trung, dài hạn là sự phục hồi của nền kinh tế.
Nhưng các số liệu được công bố gần đây cho thấy, đà phục hồi của nền kinh tế hiện đang chững lại. Tốc độ tăng của ngành công nghiệp 2 tháng đầu năm chỉ đạt 6,6%, trong khi cùng kỳ năm 2015 là 12%. Chỉ số PMI tháng 2/2016 cũng chỉ ở mức 50,3 điểm.
“Nền kinh tế cũng đang quay trở lại xuất siêu và đây là tín hiệu cho thấy đầu tư, trong đó có đầu tư vào bất động sản, cũng đang có xu hướng chững lại.
Nguyên nhân có thể do nguồn cung bất động sản, đã tăng nhanh trong thời gian qua và tín dụng bất động sản, có khả năng sẽ bị siết lại trong tương lai.
Với tổng cầu như vậy, tăng trưởng GDP trong năm 2016 nhiều khả năng sẽ thấp hơn so với năm 2015 và lạm phát cao sẽ chưa thể xảy ra”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải vận dụng nhiều biện pháp để ổn định lãi suất. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất đặc biệt là đối với kỳ hạn dài, đang gặp một số nút thắt.
Ông Nguyễn Đức Độ dẫn chứng, lãi suất dài hạn sẽ phụ thuộc vào khả năng huy động của các ngân hàng và cái này liên quan rất nhiều đến tình trạng đô la hóa.
Nếu như giải quyết được vấn đề đô la hóa, tỷ giá ổn định và người dân sẵn sàng gửi tiền dài hạn thì mới hạ được lãi suất dài hạn.
Với việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng cách điều hành tỷ giá mới, động cơ găm giữ USD của người dân và doanh nghiệp đang có xu hướng yếu đi. Đây là cơ hội để giảm lãi suất huy động và cho vay, mặc dù cần có thêm thời gian.
Trong định hướng điều hành năm 2016, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục kiên định điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện linh hoạt việc bơm tiền ra/hút tiền về, thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn thông suốt cho nền kinh tế, đồng thời điều hành lãi suất liên ngân hàng ở mức phù hợp với tương quan với lãi suất thị trường 1, đảm bảo thanh khoản cho toàn toàn hệ thống, qua đó tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát và không gây áp lực lên tỷ giá.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã nhấn mạnh, định hướng chung của năm 2016 là sẽ cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất ổn định như năm 2015, nếu được có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống nữa từ 0,3 – 0,5%./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Lãi suất huy động tăng chỉ là xu hướng tạm thời
19:02' - 02/03/2016
Thời gian gần đây, một số ngân hàng thương mại đã nâng mạnh lãi suất dài hạn lên tới 8%. Giới phân tích nhận định đây chỉ là xu hướng tạm thời.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động
20:58' - 20/01/2016
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản số 297/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động.
-
Ngân hàng
VAMC giữ nguyên lãi suất nợ xấu bằng VND
16:05' - 19/01/2016
Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa có thông báo về mức lãi suất điều chỉnh của các khoản nợ xấu đã được VAMC mua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48'
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.