Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững
Ngày 23/2, chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch này, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết Quy hoạch điện VIII được thực hiện trên cơ sở đất nước đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn (8% năm 2025 và tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030); tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Phó Thủ tướng cũng nêu bối cảnh tình hình địa chính trị quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến giá điện; sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là chi phí cho hệ thống lưu trữ năng lượng giảm nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và tích hợp vào hệ thống điện quốc gia.
Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII đã bộc lộ một số bất cập như thiếu cân bằng, nhất là ở khu vực miền Bắc, thiếu giải pháp quy hoạch truyền tải liên vùng, liên quốc gia, việc xác định các nguồn điện chưa bảo đảm tính khả thi.Lưu ý Bộ Công Thương tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, hoàn thiện hồ sơ Đề án theo đúng quy định của Luật Điện lực, Luật Quy hoạch, trình Thường trực Chính phủ trong tuần tới, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Đề án phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững; phải đặt tổng thể lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết. Đồng thời, phát huy tối đa lợi thế của địa phương, đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường, chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, liên kết lưới điện với các nước láng giềng, thực hiện mục tiêu net-zero vào năm 2050.
Bộ Công Thương và Viện Năng lượng (đơn vị tư vấn) phải khẳng định được cơ sở tính toán điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để bảo đảm cao nhất tính khả thi, nhất là giải quyết tình huống thiếu nguồn điên từ nay đến năm 2030, trước hết là giai đoạn 2026-2028; khẩn trương xây dựng danh mục các công trình điện lực khẩn cấp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định, bảo đảm cung cấp điện cho giai đoạn 2026-2030. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý ưu tiên phát triển các nguồn điện có thời gian xây dựng nhanh để đưa vào sử dụng, tính toán phát triển nguồn linh hoạt khác, hệ thống pin lưu trữ, nhập khẩu điện theo hướng mở nhằm bảo đảm cao nhất an ninh năng lượng quốc gia. Bộ Công Thương thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh, hoặc tham mưu cho các cấp thẩm quyền điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển các dự án, công trình điện trong quá trình thực hiện quy hoạch; lập ngay Tổ công tác để hỗ trợ, phối hợp với các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty để triển khai hiệu quả Quy hoạch điều chỉnh; có các biện pháp tiết kiệm điện trong quá trình triển khai Quy hoạch. Bộ Công Thương cũng cần làm rõ định hướng phát triển điện gió ngoài khơi; phát triển nhà máy, cụm điện LNG với công suất lớn để tối ưu hóa hạ tầng dùng chung; làm rõ tính khả thi, hiệu quả trong việc phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; rà soát, có giải pháp đối với các dự án điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn; đánh giá sự phù hợp của kế hoạch sử dụng đất khi bổ sung các đường điện 500KWh, đặc biệt là khu Bắc Trung Bộ, miền Trung nơi có địa hình hẹp, nghiên cứu công nghệ mới để xây dựng đường truyền tải; có phương án đường dây kết nối phù hợp trong nhập khẩu điện đối với từng giai đoạn. Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII điều chỉnh; rà soát, kịp thời điều chỉnh phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch của tỉnh để bảo đảm đồng bộ với nội dung Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình triển khai công trình, dự án trên địa bàn, đảm bảo tiến độ thời gian. Các tập đoàn, nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng quốc gia Việt Nam (PVN) với vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp điện quốc gia, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, nhất là trong quá trình xây dựng danh mục công trình điện lực khẩn cấp và danh mục các dự án điện lực giao cho các doanh nghiệp nhà nước triển khai. Các tập đoàn phải nỗ lực cao nhất, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ các công trình, dự án được giao. Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc sắp tới của đất nước. Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có một số cách tiếp cận mới như: Phát triển nguồn điện ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện, đưa điện hạt nhân có công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn trở thành nguồn điện nền quan trọng, góp phần đạt mục tiêu phác thải ròng bằng không vào năm 2050. Phát triển tối đa nguồn năng lượng tái tạo theo tiềm năng, thế mạnh từng vùng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực, bao gồm cả đầu tư lưới điện truyền tải, trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện theo cơ chế thị trường về giá mua bán điện, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên và đáp ứng yêu cầu phát triển của từng vùng, miền. Các ý kiến tại Hội nghị đều nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch điện VIII; kiến nghị khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhất là điện mặt trời, điện gió, điện khí LNG, điện rác… Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, nguyên tắc phát triển các nguồn điện trong từng thời kỳ phải bảo đảm cân đối giữa các nguồn điện trong toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu phụ tải trong phạm vi cả nước, cân đối vùng miền, và cân đối giá điện. Các dự án đã có trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo EVN thực hiện đúng theo Quy hoạch, phê duyệt dự án nào có phương án đấu nối rõ ràng với dự án đó.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNGENCO1 tập trung hoàn thành sản lượng điện hơn 2,6 tỷ kWh
21:31' - 06/02/2025
EVNGENCO1 đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 2,612 tỷ kWh, tăng nhẹ so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN chính thức tiếp nhận Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2
17:46' - 04/02/2025
Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp.
-
Doanh nghiệp
EVNNPC tự hào 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh
18:59' - 02/02/2025
95 mùa Xuân có Đảng quang vinh, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc thêm tự hào về trang sử vàng của Đảng được tô thắm thêm những mốc son mới, từ thành tựu đến diện mạo đất nước sau 39 năm đổi mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
08:29'
Chiều nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.