Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với Phó Chủ tịch MEDEF và hơn 40 doanh nghiệp Pháp
Sáng 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với ông Francois Corbin, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF International), kiêm Đại diện đặc biệt của Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp về quan hệ kinh tế với các nước ASEAN và hơn 40 doanh nghiệp Pháp.
Chào mừng Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn giới chủ Pháp cùng Đoàn doanh nghiệp Pháp đến thăm và làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam – Pháp phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt khi quyết định đưa Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam nhân dịp chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 10/2024 vừa qua. Hợp tác kinh tế tiếp tục là một trong những trụ cột hết sức quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp, trong đó hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, nông nghiệp, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững... được hai bên đặc biệt chú trọng quan tâm.Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đánh giá cao vai trò của MEDEF trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại trong thời gian qua, góp phần tăng cường vào quan hệ Việt - Pháp là đối tác thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển hàng đầu của châu Âu tại Việt Nam. Pháp là nước đứng thứ 4 trong số các nước EU về có trao đổi thương mại với Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2023. Việt Nam cũng là đối tác lớn thứ 2 về thương mại của Pháp trong khối ASEAN (sau Singapore).
Pháp đứng thứ hai về đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,96 tỷ USD tính đến hết tháng 4/2025. Đặc biệt, Phó Thủ tướng thông báo dự án Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội - dự án hải đăng trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Pháp đã đi vào hoạt động vào tháng 8/2024, đóng góp tích cực vào tiến trình đô thị hóa và giúp cải thiện chất lượng, môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, hai nước còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư và cần tận dụng tối đa các lợi ích của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng như Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) mang lại. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đề nghị Nghiệp đoàn cùng các doanh nghiệp Pháp có tiếng nói để thúc đẩy Quốc hội Pháp sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA, tạo khung pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu và Pháp tăng cường hợp tác kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.Khẳng định, Việt Nam luôn luôn kiên định con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường gắn với chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng thông tin về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tích cực của Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Ông chia sẻ, Bộ Chính trị Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, "cởi trói" cho các cơ chế chính sách và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ba Nghị quyết này đã tạo động lực mới cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hiện Việt Nam cũng đang thực hiện tinh giản bộ máy hành chính, và giảm trên 100 nghìn biên chế công chức, viên chức để tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển và tăng năng suất lao động. Đánh giá cao thế mạnh của Pháp trong các lĩnh vực công nghệ cao, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và nông nghiệp..., Phó Thủ tướng đề nghị MEDEF tăng cường các hoạt động kết nối đầu tư, hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực nêu trên; mong muốn phía Pháp hỗ trợ xây dựng, nghiên cứu các dự án trong lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, phương tiện vận tải... Pháp có thế mạnh trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ với nhiều doanh nghiệp phân phối lớn hàng đầu thế giới, Phó Thủ tướng đề nghị nước này thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, đưa hàng hóa của Việt Nam vào các kênh phân phối lớn toàn cầu. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Phó Thủ tướng đề nghị Nghiệp đoàn tiếp tục tăng cường hỗ trợ tín dụng, hợp tác kỹ thuật nâng cao nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam; hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất hydrogen, hỗ trợ Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật thu giữ/sử dụng carbon gắn với quá trình sản xuất năng lượng hydrogen từ các nguồn năng lượng khác (như than, dầu khí...). Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ và tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị ở Việt Nam, trong đó có kế hoạch hiện đại hóa mạng lưới đường sắt quốc gia. Phó Thủ tướng tin tưởng, với uy tín và mạng lưới của mình, MEDEF sẽ tiếp tục hỗ trợ và kết nối hiệu quả đầu tư kinh doanh giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới; nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp các nước, trong đó có doanh nghiệp Pháp, tăng tốc, bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thu được nhiều thành công hơn nữa tại thị trường Việt Nam. Nhìn nhận về thành công của Việt Nam, Phó Chủ tịch MEDEF Francois Corbin cho biết, Pháp và các nước rất ấn tượng với mức tăng trưởng Việt Nam đạt được những năm gần đây. Sự tăng trưởng này đến từ những cải cách đổi mới và sự phát triển của nền tảng công nghiệp mang tính cạnh tranh cao của Việt Nam. Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ nhân lực cao và nâng cao đời sống của người dân. Ông Francois Corbin cũng nhắc đến việc Việt Nam là một trong những đất nước hiếm hoi trên thế giới vẫn duy trì tăng trưởng trong giai đoạn COVID-19; bày tỏ rất ngưỡng mộ sự tăng trưởng trong quá khứ và tin tưởng về sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam. Theo Phó Chủ tịch MEDEF, con số về thương mại hai bên hiện còn khiêm tốn nhưng hoàn toàn có thể tiến xa hơn trong tương lai. Doanh nghiệp hai nước sẽ bổ sung cho nhau. Việc hai bên nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện là cơ sở để thực hiện các hoạt động hợp tác năng động hơn nữa. Sự hợp tác của doanh nghiệp trong khu vực tư cũng sẽ là trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước. Việt Nam và Pháp có mối quan hệ kinh tế tin cậy lẫn nhau. Nước Pháp sẽ luôn cùng Việt Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng tiến tới sự thịnh vượng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của hai nước. Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp Pháp đến từ nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như giao thông vận tải, logistics, kỹ thuật, số hóa, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, quy hoạch kiến trúc, tài chính đã giới thiệu năng lực, cung cấp thông tin về doanh nghiệp mình; bày tỏ ấn tượng về sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm trở lại đây và mong muốn được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trên các lĩnh vực mà ta ưu tiên. Lãnh đạo Bộ Tài chính, Xây dựng, Ngoại giao đã trao đổi một số nội dung phía doanh nghiệp Pháp quan tâm liên quan đến hợp tác thương mại, đầu tư về tăng trưởng xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông…; nhận định doanh nghiệp hai nước có thể chia sẻ cho nhau, hợp tác cùng phát triển; đề nghị thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Pháp. Hai bên cũng thống nhất sẽ tổ chức các hội nghị, diễn đàn đầu tư tại Pháp; giới thiệu các doanh nghiệp của Pháp làm việc với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để hợp tác đầu tư những lĩnh vực hai bên quan tâm, phát triển các dự án hiệu quả nhất; đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp thuộc MEDEF với Việt Nam với mục tiêu thịnh vượng của hai nước và mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xúc tiến thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành hàng gia cầm
11:13' - 27/05/2025
Ngành gia cầm đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức liên quan đến thói quen phân phối, tiêu dùng, nhỏ lẻ; dịch bệnh và việc phụ thuộc nguyên liệu đầu vào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01' - 25/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia
11:38' - 25/05/2025
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...