Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 tối thiểu phải đạt 8%
Chiều 6/2, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Điều hành giá, đánh giá kết quả công tác năm 2024, định hướng năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 tối thiểu phải đạt 8%, lượng tiền để cung vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với năm 2024, động lực tăng trưởng được khơi dậy, do vậy điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá, đặc biệt là giá tiêu dùng.
* Tránh thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá
Trong ba kịch bản lạm phát năm 2025 được Bộ Tài chính đưa ra (3,83%, 4,15% và 4,5%), Phó Thủ tướng đề nghị chọn phương án trung bình là 4,15% và cần triển khai quyết liệt phương án này, "nếu giảm hơn được càng tốt". Để thực hiện được phương án trên, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá yêu cầu các bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý giá ở các lĩnh vực xây dựng kịch bản điều hành giá từng quý, gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để các đơn vị này tham mưu cho Chính phủ có kịch bản khả thi nhất.Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị thực hiện ngay và nghiêm túc Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá. "Cần phải thực hiện niêm yết và bán theo giá niêm yết", nhấn mạnh điều này rất quan trọng, Phó Thủ tướng dẫn chứng về câu chuyện bát phở lên đến 1 triệu đồng, hay những trường hợp bị tước giấy phép kinh doanh do có vi phạm về bán hàng, với yêu cầu "cần phải làm nghiêm, đắt hay rẻ không quan trọng mà vấn đề là để khách hàng lựa chọn, có sự cạnh tranh lành mạnh". Không để xảy ra tình trạng lợi dụng tăng giá. Biện pháp niêm yết và bán theo giá niêm yết chính là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và xác định hành vi bán hàng của người bán một cách minh bạch, khách quan. Phó Thủ tướng cũng nhắc đến việc công khai giá và kê khai giá; quản lý chặt chẽ và đảm bảo chủ động, đa dạng về nguồn cung, không để đứt gãy. Đặc biệt là không để đứt gãy cung ứng xăng dầu, điện, bởi sẽ làm xáo trộn, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, hoạt động của doanh nghiệp. Với những mặt hàng do Nhà nước quản lý phải quản một cách chặt chẽ và điều hành theo đúng kịch bản, "can thiệp và dè sẻn ngay từ đầu năm" để đảm bảo cân bằng, trượt là mất đà kiểm soát.Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến của thị trường, các loại hàng hóa chiến lược và các chính sách, cũng như diễn biến của thị trường thế giới để xây dựng các kịch bản, giải pháp một cách linh hoạt để đối phó. Chủ động nắm chắc thị trường, cân đối cung - cầu, đặt biệt là các dịch vụ, mặt hàng thiết yếu; quan tâm gắn sản xuất với phân phối và tiêu dùng, tạo vòng tròn trung chuyển. Phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách hợp lý, nhịp nhàng.
Chủ động điều hành giá hàng hóa, dịch vụ theo lộ trình phù hợp. Các bộ, ngành phải đánh giá, tính toán kỹ để có quyết định phù hợp; tổ chức tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến cụ thể đối với việc điều hành giá một số mặt hàng, lĩnh vực như xăng dầu, vàng, đất đai… để điều hành giá năm 2025 "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả". * Kiểm soát tốt lạm phát Thông tin tổng quan mặt bằng giá năm 2024, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho hay, mặt bằng giá cả thị trường trong nước biến động theo quy luật tăng cao vào tháng Tết, sau đó giảm và tương đối ổn định trong các tháng tiếp theo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, trong phạm vi mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm, tập trung chủ yếu ở một số nhóm hàng: ăn uống và dịch vụ ăn uống (tăng 4,03%, làm CPI chung tăng 1,35%); nhà ở, chất đốt, điện nước, vật liệu xây dựng (tăng 5,2%, làm CPI chung tăng 0,98%); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 7,16%, làm CPI chung tăng 0,39%). CPI tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng 12/2024, chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại các địa phương kết cấu thêm chi phí tiền lương cơ sở theo mức 2,34 triệu đồng và do biến động của giá thực phẩm, dịch vụ giao thông tăng. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2025 tăng 3,63%.Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công, mặt hàng do Nhà nước quản lý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp như đảm bảo thông suốt và tăng cường cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ, cứu trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ, đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão.
Chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ, Tết; thời điểm thiên tai, bão lũ, thời điểm tăng lương cơ sở. Chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Điều hành chính sách tiên tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả…
Nhận định bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2025, để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 4,5% theo Nghị quyết của Quốc hội, Ban Chỉ đạo cho rằng cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát trong điều kiện các nguồn lực được đẩy mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất.Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân; tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phù hợp theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá.
Bộ Tài chính đưa ra 3 kịch bản CPI bình quân năm 2025 ở mức 3,83%, 4,15% và 4,5%. Tổng cục Thống kê cũng đưa ra 3 kịch bản lạm phát là: 3,8%, 4,2% và 4,5%. Còn Ngân hàng Nhà nước dự báo CPI trong khoảng trên dưới 4% và có tính đến xác suất lạm phát vượt mục tiêu 4,5% trong trường hợp Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao trên 8%.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt-Trung: Trung Quốc coi trọng hợp tác kinh tế với Việt Nam
13:48' - 06/02/2025
Trung Quốc rất coi trọng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn trong 10 nước ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15' - 05/02/2025
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21' - 05/02/2025
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...