Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi
Tại Hội nghị giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế diễn ra ngày 19/6, đại diện các ngân hàng thương mại, hiệp hội ngành hàng đã thẳng thắn nêu những vướng mắc trong việc tiếp cận vốn tín dụng và đề xuất các giải pháp tháo gỡ nút thắt, khai thông kênh vốn tín dụng vào nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
* Vướng ở cơ chế chính sách
Nêu thực tế doanh nghiệp rất muốn vay, nhưng không vay được, trong khi đó, nhu cầu cho vay có, ngân hàng rất muốn cho vay, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, vướng ở cơ chế chính sách. Ngân hàng thương mại cho vay không đúng cơ chế, bung ra rồi phạm luật thì “ngân hàng cũng chết”.
Thừa nhận trình độ của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế, theo ông Nguyễn Văn Thân, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu toàn diện, hạ các điều kiện tiếp cận vốn xuống. Hiện nay, Nhà nước bù lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, nhưng thực tế doanh nghiệp không muốn vay, ngân hàng thương mại không cho vay được và “cũng không thiết tha” làm việc này. Ông Thân cho rằng, cả doanh nghiệp đều ngại vấn đề thanh tra, kiểm tra… Để hấp thụ được vốn, phải giảm rất nhiều các vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra, phải tạo điều kiện cho cả người vay và người cho vay. Cho rằng lãi suất rất quan trọng nhưng chỉ là một vấn đề, thậm chí doanh nghiệp cần cơ chế chính sách hơn cần lãi suất, với điều kiện như hiện nay, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 97%) sẽ rất khó tiếp cận vốn, ông Thân mong các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sâu và có giải pháp hiệu quả, hợp lý cho vấn đề này. “Quan trọng nhất phải có cơ chế chính sách hài hòa”, ông Nguyễn Văn Thân nêu ý kiến. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Khôi cho biết, đại đa số doanh nghiệp bất động sản rất hạn hẹp về tài chính, vốn sở hữu thấp, chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng. Các yếu tố đó dẫn đến khó tiếp cận vốn để thực hiện các dự án. Hầu hết doanh nghiệp đề nghị mức lãi suất ở các phân khúc khác là từ 8,5-9%/năm; phân khúc nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, cải tạo chung cư cũ ở mức 6,5-7%/năm. Tuy nhiên, lãi suất chỉ là một phần. Nếu tháo gỡ được quy trình thủ tục đầu tư, rút gọn được khâu trung gian, thời gian giải quyết, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 12-15%. Đề cập đến các giải pháp liên quan đến bất động sản, vấn đề đầu tiên ông Khôi nêu lên là hoàn thiện môi trường pháp lý. Hiện có 3 luật đang trong lộ trình sửa đổi là Luật Đất đai, Luật Bất động sản và Luật Nhà ở. Ba luật này có những vấn đề chồng chéo, cần xử lý bảo đảm đồng bộ.Trong thời gian chưa ban hành luật sửa đổi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đã có thông tư hướng dẫn, “hé ra những tín hiệu tích cực cho lĩnh vực bất động sản”.
Tuy nhiên về lâu dài, cần hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển nguồn cung phù hợp với nhu cầu thực tế, phát triển thị trường vốn lành mạnh, tăng cường công nghệ để quản lý, giám sát các kênh huy động vốn của ngành bất động sản…
Bản thân các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh, quản trị, cơ cấu lại sản phẩm (tồn đọng chủ yếu ở phân khúc cao cấp), đi vào phân khúc có nhu cầu thực, tránh đầu cơ, tính toán lại giá thành, hạ giá bán phù hợp với thị trường,… Từ phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Phó Tổng Thư ký Nguyễn Hoài Nam chia sẻ: Nền kinh tế chúng ta xuất khẩu 75% do FDI mang lại, còn lại là doanh nghiệp Việt. Nhưng với VASEP, 95% xuất khẩu là do doanh nghiệp trong nước mang lại. Trước đây VASEP dự báo hết tháng 6 kinh tế thế giới có sự phục hồi, nhưng khả năng điều này có thể kéo tới cuối năm. Nhấn mạnh doanh nghiệp “cần trụ qua giai đoạn này” đợi tới cuối năm xuất hàng, ông Nam cho hay, nếu không có giải pháp đột phá về vốn, tín dụng, thời gian tới không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu bị yếu đi, mà khâu nguyên liệu (nuôi trồng) cũng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ “bỏ ao” là hiện hữu. Tới cuối năm, khi kinh tế thế giới phục hồi, chúng ta không có hàng để xuất, dẫn tới mất hết thị phần. Đại diện VASEP kiến nghị một số nội dung liên quan đến hạ lãi suất cho vay bằng USD xuống dưới 4%; tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%; giãn nợ phải trả từ 3-6 tháng giúp doanh nghiệp trụ lại tới lúc thị trường phục hồi; điều chỉnh các khoản phí liên quan đến giao dịch ngân hàng… Đại diện Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV thông tin: Số liệu khảo sát tình hình doanh nghiệp cho thấy, khoảng phục hồi của doanh nghiệp là rất dài so với chu trình vận hành thông thường, doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều khó khăn trước mắt. Từ nay tới cuối năm 2023, hơn 70% dự kiến giảm quy mô lao động, hơn 80% giảm quy mô doanh thu. Nhấn mạnh điều kiện cho vay “ở điều kiện bình thường có thể không gây khó cho doanh nghiệp nhưng sẽ không phù hợp với bối cảnh bất thường hiện nay”, bà Thủy phân tích, doanh nghiệp xuất khẩu khả năng tới cuối năm thị trường mới có chút khởi sắc, nếu cho vay dựa vào đơn hàng như mọi khi là không khả thi.Doanh nghiệp nông nghiệp cần vốn lớn những lúc thu, mua hàng, nhưng khả năng vay số tiền lớn cũng không khả thi vì thiếu tài sản thế chấp. Thị trường bất động sản thương mại còn khó khăn, có thể thúc đẩy nhà ở xã hội để mang lại “sinh khí” cho ngành bất động sản – xây dựng, nhưng toàn bộ điều kiện hiện nay rất bất khả thi (về lãi vay và khả năng chi trả, về điều kiện gửi tiền trong ngân hàng để được lãi vay thấp).
Từ những đánh giá trên, bà Thủy đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cần nhìn vào từng nhóm vấn đề để nghiên cứu cơ cấu lại điều kiện vay, lãi vay cho phù hợp bối cảnh bất thường như thông điệp từ Chính phủ. Vì nếu “doanh nghiệp không trụ được, không sống được thì các ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề và cũng không thể sống”. Cần tìm điểm cân bằng giữa các bên.* Minh bạch về tài chính
Tại Hội nghị, đại diện các ngân hàng cũng nêu lên quan điểm của mình. Đại diện TPBank cho rằng, cần chính sách điều chỉnh lãi suất trên cơ sở đồng thuận các bên thay vì mệnh lệnh hành chính. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng không hoàn toàn muốn dùng tài sản thế chấp để làm điều kiện vay, nhưng phần lớn doanh nghiệp không minh bạch về tài chính nên doanh nghiệp khó để thẩm định và nếu xảy ra nợ xấu thì ngân hàng thương mại khó vận hành, thậm chí ảnh hưởng luôn vốn chủ sở hữu và chịu sức ép từ cổ đông. Nêu quan điểm, doanh nghiệp muốn vay càng dễ càng tốt, càng rẻ càng tốt, ngân hàng thì muốn càng chặt càng tốt, đại diện Ngân hàng Quân đội (Mbbank) nhấn mạnh hai bên phải tìm điểm chấp nhận lẫn nhau. Ngân hàng thương mại hiện đang cố gắng giảm lãi suất tối đa, còn doanh nghiệp cũng cần cố gắng để cung cấp thông tin cho ngân hàng thương mại để cải thiện vấn đề tiếp cận vốn vay. Đại diện Ngân hàng thương mại Việt Nam Thịnh Vượng thì cho rằng, vấn đề hiện nay không thể là sự “thông cảm lẫn nhau” mà mọi thứ cần pháp lý, chính sách rõ ràng. Cần nhất lúc này là “cơ chế”.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm sâu lãi suất
12:13' - 19/06/2023
Lãi suất huy động của các ngân hàng sáng nay 19/6 đã đồng loạt được điều chỉnh giảm theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, có ngân hàng huy động chỉ từ 3,4%/năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cơ sở để các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất cho vay
19:24' - 18/06/2023
Động thái giảm 0,25%-0,5% một loạt các loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước kể từ ngày 19/6 sẽ là cơ sở để các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lãi suất huy động giảm tiếp ngay sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước
18:38' - 17/06/2023
Cập nhật trong ngày 17/6, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã tiếp tục được điều chỉnh giảm ngay sau công bố giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước vào chiều qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước: Giảm lãi suất nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
19:29' - 16/06/2023
Việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan sắp thông qua luật mới nhằm thu hút vốn đầu tư
09:09' - 23/01/2025
Thứ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan khẳng định: "Thái Lan cởi mở và sẵn sàng thu hút vốn vào nước này".
-
Tài chính & Ngân hàng
SHB dành hơn 13 tỷ đồng quà tặng ưu đãi cho khách hàng mở mới tài khoản
09:14' - 22/01/2025
Khách hàng lần đầu mở tài khoản SHB qua chương trình “Mở QR mới – Quà bất ngờ” có thể nhận E-voucher nạp thẻ điện thoại trị giá tới 300.000 đồng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Standard Chartered cam kết hỗ trợ ASEAN phát triển bền vững
17:35' - 21/01/2025
Standard Chartered đã hoạt động lâu đời tại Jakarta và hiện cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan hướng đến tiền điện tử để thúc đẩy nền kinh tế
08:22' - 21/01/2025
Thủ tướng Thái Lan tin rằng việc sử dụng tài sản kỹ thuật số sẽ giúp một số nhóm người nước ngoài cụ thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống của họ ở Thái Lan hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thế khó của Fed trong giai đoạn sắp tới
21:54' - 20/01/2025
Sự trở lại của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ đặt ra hàng loạt thách thức mới cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ Nhà Trắng đến Eurozone: Lãi suất sẽ biến động ra sao?
19:15' - 20/01/2025
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được dự đoán sẽ định hình lại chính sách kinh tế toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoJ cân nhắc tăng lãi suất
09:00' - 20/01/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda sẽ đánh giá về sự cần thiết phải tăng lãi suất tại cuộc họp diễn ra từ ngày 23-24/1 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cho vay ngân hàng tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
10:16' - 19/01/2025
Theo dữ liệu của ngành ngân hàng, cho vay ngân hàng tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục là 605.800 tỷ yen (khoảng 3.845 tỷ USD) vào cuối năm 2024, tăng 4,4% so với năm trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chỉ số USD dứt chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp
13:33' - 18/01/2025
Đồng USD tăng giá so với đồng yen của Nhật Bản ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/1, nhưng vẫn khép lại một tuần giảm sau chuỗi sáu tuần tăng liên tiếp.