Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Nghiên cứu các giải pháp để cấp đủ than cho sản xuất điện
Ngày 24/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đến kiểm tra tình hình sản xuất, thăm hỏi, động viên công nhân và người lao động đang làm việc hầm mỏ ở độ sâu gần 300m dưới mực nước biển, tại khu vực mỏ khai thác than Công ty Cổ phần Than Núi Béo, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Sau đó, Phó Thủ tướng đã có cuộc làm việc với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
* TKV kiến nghị về đất đá thải từ khai thác mỏ
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tập thể cán bộ quản lý, công nhân viên, người lao động TKV bằng truyền thống đoàn kết của người thợ mỏ đã vượt lên khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt “nhiệm vụ kép” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Tập đoàn đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2021.TKV là một trong số rất ít các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tuỳ theo từng chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 5-8%. Doanh thu ước đạt hơn 96 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận ước đạt 2 ngàn tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 13,2 ngàn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, Tập đoàn và các đơn vị đồng lòng hỗ trợ, cùng chia sẻ khó khăn trong nội bộ Tập đoàn cũng như với đối tác, bạn hàng; đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập của 95 ngàn người lao động.Đặc biệt là ổn định sản xuất, giảm giá than cho sản xuất điện so với năm 2020, góp phần giảm giá bán điện, ổn định đời sống nhân dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá các loại nguyên nhiên vật liệu đầu vào đều tăng cao.
Để phát triển ngành than trong thời gian tới Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đề nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp phép khai thác theo hướng: xác định đất, đá từ khai thác mỏ là chất thải rắn thông thường để đưa vào san lấp nhằm gia tăng giá trị than. Về kiến nghị này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đề nghị TKV phối hợp chặt chẽ để sử dụng đất đá thải mỏ để phục vụ cho giao thông, phục vụ cho san lấp mặt bằng nhưng trên tinh thần chung là phải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, Quảng Ninh có xu hướng chuyển từ "nâu sang xanh" trong phát triển kinh tế, do đó có những vấn đề đan xen trong phát triển và đảm bảo năng lượng. Hiện, TKV đang triển khai xây dựng quy hoạch năng lượng quốc gia, trong đó có ngành than.Phạm vi, ranh giới thăm dò khai thác ước chừng khoảng 55.000 ha trên Quảng Ninh, thì phải cân đối với diện tích phát triển cho công nghiệp, đô thị,... của tỉnh.
Vấn đề tận dụng đất đá thải từ khai thác than, Bộ Xây dựng hoàn toàn ủng hộ, hàng năm TKV có khoảng 130 triệu m3 đất đá thải từ khai thác than, thì riêng Quảng Ninh cần khối lượng cần san lấp, đắp nền khoảng 150 triệu m3. Do đó, nếu đất đá từ khai thác than được sử dụng để làm vật liệu đắp nền, xây dựng thì rất tốt.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, Quảng Ninh tiếp tục là trung tâm năng lượng của đất nước, trong đó có than, điện. Do đó, việc phát triển ngành than phải đáp ứng đảm bảo an ninh năng lượng, trong bối cảnh Quảng Ninh chuyển đổi từ "nâu sang xanh" thì phải hài hòa trong phát triển.
Thứ trưởng cho rằng, chúng ta không còn quá nhiều trữ lượng than, trong khi số dự án khai thác than xuống sâu còn ít. Từ đó, Thứ trưởng cho rằng cần tăng cường đầu tư trong ngành than, nhất là về khoa học, công nghệ, để mở rộng các dự án khai thác xuống sâu.
* Nghiên cứu các giải pháp để cấp đủ than cho sản xuất điện Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành bày tỏ vui mừng đến thăm một trong những nôi của giai cấp công nhân. Hiện nay, Trung ương, Chính phủ đang tập trung rất cao, quyết tâm cao để nhanh chóng phục hồi sản xuất ở các vùng có dịch, tập trung đẩy mạnh sản xuất ở các địa phương đang là động lực phát triển mạnh mẽ.Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội. Tính chung 9 tháng năm 2021, GDP chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Để tăng trưởng GDP cả năm đạt 2,5-3% thì quý IV phải đạt tăng trưởng 6,5-7%.
Cho nên, nhiệm vụ rất quan trọng là phải đưa sản xuất trở lại hoạt động trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho sản xuất. Trong điều kiện như vậy, các động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay phải tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa; đồng thời khôi phục nhanh các khu vực, các địa phương, ngành, lĩnh vực... bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, để tạo sự động lực phát triển kinh tế đồng bộ, toàn diện, phấn đấu đạt được chỉ tiêu ktxh mà chúng ta dự kến năm, lấy đà cho những năm tiếp theo. Đánh giá cao sự phát triển của Quảng Ninh, Phó Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về hạ tầng giao thông của tỉnh vùng đông bắc. Từ chỗ khó khăn về giao thông, đến nay, Quảng Ninh có đầy đủ các loại hình giao thông gồm: sân bay Vân Đồn, đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, nhưng ấn tượng nhất là hạ tầng giao thông đường bộ. Hạ tầng giao thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là môi trường để thu hút đầu tư kinh doanh. Từ nay đến 2025, 2030, Quảng Ninh sẽ những bước phát triển mạnh mẽ, thay đổi rất lớn.Chia sẻ sau khi thăm hỏi, động viên công nhân và người lao động đang làm việc hầm mỏ, Phó Thủ tướng cho biết: “Sáng nay, tôi đã xuống khu vực sản xuất ở độ sâu âm 240m của công nhân mỏ. Tôi thấy rất xúc động về giai cấp công nhân có truyền thống cách mạng, truyền thống, đổi mới; anh em công nhân trong môi trường làm việc cả ngày lẫn đêm dưới mỏ rất vất vả, nhưng cũng rất mừng khi thấy công nghệ hiện đại, điều kiện làm việc của công nhân ở khu vực âm 240m rất an toàn. Ngành than đã kịp thời đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ".
Cũng theo Phó Thủ tướng, với truyền thống đó, cơ ngơi, trữ lượng than hiện nay, ngành than phải tính tới chiến lược dài hơi; giải quyết những khó khăn, thách thức trong cân bằng cán cân thương mại. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, TKV, các nhà quản lý, nhà khoa học trong ngành nghiên cứu giải pháp để cấp đủ than cho sản xuất điện. Ngành than chú trọng đầu tư, nâng cấp các mỏ hiện có để tăng sản lượng than đảm bảo nhu cầu than cho nền kinh tế; nghiên cứu thêm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu than, có kế hoạch linh hoạt. Về một số kiến nghị của Tập đoàn, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp; các Bộ: Công Thương, Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương liên quan quan tâm chỉ đạo giải quyết; đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ cấp phép khoáng sản để phục vụ các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng công suất mỏ; thủ tục cấp phép khai thác đất đá thải trong quá trình khai thác than; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền để Thủ tướng Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho Tập đoàn hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 và phát triển ổn định, bền vững./.- Từ khóa :
- ngành than
- tkv
- tập đoàn than khoáng sản việt nam
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Ngành than chưa được hưởng lợi từ cơn sốt giá hiện tại
14:33' - 12/10/2021
Dù giá than tăng cao kỷ lục, nhưng các doanh nghiệp khai thác than của Việt Nam vẫn không tăng được doanh thu và lợi nhuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành than giữ an toàn sản xuất từ chủ động tiêm vaccine phòng COVID-19
09:43' - 27/09/2021
Tính đến giữa tháng 9/2021, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho toàn bộ hơn 70 nghìn công nhân lao động trong toàn ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.