Phó Thủ tướng: Long An cần ưu tiên nguồn lực tài chính cho phòng, chống dịch COVID-19
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, tình hình dịch tại Long An diễn biến phức tạp, tuy nhiên số ca nhiễm vẫn có thể khống chế được, vùng xanh lớn hơn vùng đỏ.
Do đó, địa phương cần thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống dịch để nhanh chóng khống chế, dập dịch. Đặc biệt, Long An phải khẩn trương triển khai xét nghiệm tầm soát toàn tỉnh để sàng lọc các trường hợp F0, hạn chế lây lan dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng lưu ý đối với các khu vực cách ly, phong tỏa, chính quyền địa phương phải đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân; không chỉ coi đây là công tác an sinh mà còn là biện pháp phòng, chống dịch. Chính quyền địa phương chăm lo đầy đủ sẽ góp phần hạn chế người dân ra đường, hạn chế lây lan dịch.Đồng thời, địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điều trị bệnh nhân COVID-19, hạn chế tối đa các ca tử vong. Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay cần duy trì nhưng phải đảm bảo an toàn, không để lây lan dịch trong các nhà máy, xí nghiệp.
Về nguồn lực phòng, chống dịch, Phó Thủ tướng cho biết, Trung ương sẽ có những hỗ trợ thiết thực, kịp thời cho các địa phương. Tuy nhiên, Long An cần chủ động nguồn lực, vận dụng các cơ chế để ưu tiên nguồn lực tài chính cho phòng, chống dịch.Tỉnh khống chế dịch càng sớm, sẽ sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, sẽ nhanh chóng tạo ra nguồn lực bù đắp lại các thiệt hại trong thời gian dịch diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ Long An cũng như các địa phương trong khu vực, giải quyết các kiến nghị của địa phương theo thẩm quyền, chú trọng tháo gỡ vướng mắc trong tiêu thụ nông sản, xuất nhập khẩu… Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng để đảm bảo đủ nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn đến cuối năm 2021;Hỗ trợ nhân sự có chuyên môn về y tế giúp tỉnh thực hiện tốt công tác điều trị bệnh nhân COVID-19; hỗ trợ 2,1 triệu test xét nghiệm kháng nguyên SARS-COV-2 và 300.000 kit xét nghiệm PCR để phục vụ xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 diện rộng; tiếp tục phân bổ vaccine để tiêm phòng cho người dân, đặc biệt là vaccine Moderna để tiêm cho những người đã tiêm mũi 1.
Đồng thời, Long An kiến nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách hỗ trợ về giảm, giãn thuế, phí; giảm lãi vay, giãn nợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch; tăng cường thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại để tăng cường kết nối, tiêu thụ hàng hóa, nông sản… Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An, tính đến hết ngày 23/8, toàn tỉnh ghi nhận 19.079 ca mắc COVID-19, trong đó có 231 ca tử vong. Tỉnh đã chuẩn bị các kịch bản đảm bảo công tác y tế cho các tình huống có 20.000, 25.000 và 30.000 ca bệnh trên địa bàn để chủ động có biện pháp ứng phó, không để bị động bất ngờ.Đồng thời, Long An tiếp tục tập trung công tác đầu tư, mua sắm, bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế và huy động nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện công tác cách ly, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân COVID-19 theo tháp điều trị 3 tầng nhằm giảm tối đa tỷ lệ tử vong.
Song song đó, tỉnh cũng đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc để kịp thời phát hiện người bị mắc COVID-19, ngăn chặn và cách ly triệt để tránh lây nhiễm mới trong cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong; điều tra truy vết các nguồn lây nhiễm, giảm thiểu tác động của dịch đến sự phát triển kinh tế-xã hội.Đồng thời, Long An tiến hành tiêm vaccine cho người dân từ đủ 18 tuổi trở lên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã thực hiện được 489.792 mũi tiêm, gồm 455.896 mũi 1 (chiếm 33,5% dân số từ 18 tuổi trở lên) và 33.896 mũi 2 (chiếm 2,48% dân số từ 18 tuổi trở lên).
Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, theo UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,06%; các chỉ số về sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên từ tháng 7 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Theo đó, việc tiêu thụ nông sản gặp rất nhiều khó khăn; sản xuất của các doanh nghiệp trì trệ, chuỗi cung ứng gặp khó khăn, tăng chi phí quản lý doanh nghiệp... đa số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động do áp dụng công tác phòng, chống dịch.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 giảm 10,71% so với tháng trước và giảm 14,61% so với cùng kỳ; có 32/73 nhóm ngành công nghiệp giảm sản lượng so với cùng kỳ…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Long An kiến nghị hỗ trợ bổ sung gần 2.000 nhân sự có chuyên môn y tế
17:16' - 24/08/2021
Theo Sở Y tế Long An, số ca mắc COVID-19 tại tỉnh luôn ở mức cao. Tính đến ngày 23/8, toàn tỉnh ghi nhận 19.079 ca mắc, 231 ca tử vong. Trong khi đó, nhân lực y tế tại địa phương rất thiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An khôi phục sản xuất theo “4 tại chỗ"
14:52' - 23/08/2021
Tỉnh Long An hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì sản xuất nhằm giải quyết các đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, giải quyết việc làm cho người lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận đầu tư dự án kết cấu hạ tầng KCN Nam Tân Tập, Long An
07:02' - 23/08/2021
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1420/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tân Tập, tỉnh Long An.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An phấn đấu hết quý III giải ngân 75% vốn đầu tư công
16:06' - 22/08/2021
UBND tỉnh Long An yêu cầu các đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến hết quý III đạt tỷ lệ giải ngân 70-75% kế hoạch năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.