Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cơ hội kết nối, phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam
Sáng 16/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đại diện các bộ, Liên Hợp quốc tại Việt Nam và các đối tác quốc tế tổ chức đối thoại quốc gia lần thứ hai về Hệ thống Lương thực thực phẩm Việt Nam: Minh bạch – trách nhiệm – bền vững.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong hệ thống lương thực thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi sâu rộng của cả hệ thống.
Việc này sẽ giúp Việt Nam làm tốt hơn về xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kết nối, phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 14,85% GDP của quốc gia (năm 2020). Mặc dù bị tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng ở mức 2,68% trong năm 2020. Ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân, nông nghiệp Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam đạt 41,53 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,23 tỷ USD. Không chỉ quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đề cao vai trò quan trọng của công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả trong sản xuất, năng suất, an toàn thực phẩm và phân phối; đồng thời, kết nối người sản xuất trực tiếp với người tiêu dùng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, các ngành chức năng cần hỗ trợ tổ chức nông dân ở cấp cơ sở làm nòng cốt cho liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp để đảm bảo cân đối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi; phát triển các hình thức hợp tác công – tư đa dạng để thu hút đầu tư tư nhân thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông sản có trách nhiệm, minh bạch và bền vững. Hệ thống Lương thực thực phẩm Việt Nam rất đa dạng và đang đối mặt với nhiều thách thức. Các dự báo và thực tế biến đổi khí hậu toàn cầu những năm gần đây cho thấy, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra, an ninh dinh dưỡng vẫn là một vấn đề nan giải chủ yếu do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và thực phẩm không an toàn. Suy thoái môi trường do khai thác tài nguyên quá mức và sử dụng hóa chất ngày càng trở nên báo động. Hay sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích, mất khả năng thu hút lao động trẻ, thiếu khả năng kết nối thị trường cũng như khả năng quản trị sản xuất chế biến và luân chuyển hàng hóa yếu làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp và thực phẩm. "Liên Hợp quốc tại Việt Nam sẽ đồng hành hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, cùng với các đối tác phát triển để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững", ông Kamal Malhotra cho biết. Trước những thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang phải đối diện, Giám đốc Ngân hàng Thế giới Carolyn Turk cho rằng, nếu không giải quyết sẽ đặt quốc gia vào tình trạng rủi ro không thể hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững. Đây là lúc để ngành nông nghiệp tự chuyển đổi sang trạng thái xanh, bền vững và bao trùm hơn. Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển khác sẵn sàng cộng lực với Chính phủ và khối tư nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi này. Tại buổi đối thoại, các đại biểu đã chia sẻ về kết quả trao đổi thảo luận tại các phiên đối thoại trước; dự thảo về các ưu tiên và lộ trình triển khai thực hiện chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm Việt Nam.Các đại biểu cũng kêu gọi sự quan tâm hợp tác, hỗ trợ và đồng hành của các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hướng đến Hệ thống Lương thực thực phẩm Việt Nam minh bạch, trách nhiệm, bền vững./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
FAO lo ngại nguy cơ bất ổn xã hội do giá lương thực tăng cao
16:19' - 02/07/2021
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) lo ngại giá cả tăng cao có thể làm gia tăng bất ổn xã hội ở các quốc gia đã sa lầy vào tình trạng hỗn loạn chính trị.
-
Kinh tế & Xã hội
Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam: Minh bạch, trách nhiệm, bền vững
12:48' - 15/06/2021
Hệ thống lương thực thực phẩm là nội dung của Hội nghị thượng đỉnh năm 2021 của Liên hợp quốc nhằm tạo ra tác động đa chiều để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác Việt Nam- EAEU giúp đảm bảo an ninh lương thực
08:08' - 19/05/2021
Là đối tác của EAEU, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng một cách tự tin và Việt Nam luôn chú trọng vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.