Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Cần chính sách đặc thù phát triển ngành Khoa học và Công nghệ
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự, phát biểu chỉ đạo.
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ngành Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp; là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) và chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2023. Đây là công cụ đo lường năng lực và kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương trên cả nước, góp phần cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia.
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã được cụ thể hóa bằng 44 chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030, cân đối cho cả ba lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, xây dựng các Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng…
Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tập trung vào nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh nhằm đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản đạt trên 53 tỷ USD/năm, thặng dư thương mại ngành đạt hơn 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước, trong đó có 6 sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Trong công nghiệp, giao thông, xây dựng, đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều sản phẩm công nghiệp với tỉ lệ nội địa hóa cao, giá trị kinh tế lớn, từng bước tiếp thu, làm chủ các công nghệ cao của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, các kỹ sư Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ các khâu từ thiết kế đến thi công các công trình phức tạp như cầu Mỹ Thuận 2 và nhiều công trình hạ tầng quy mô lớn khác, tiết kiệm lượng lớn kinh phí cho ngân sách nhà nước.
Trong lĩnh vực khoa học y - dược, ghép tạng tiếp tục được ghi nhận là điểm sáng từ việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ; đã thực hiện thành công ca ghép đa tạng gồm tim và thận từ người hiến đa tạng chết não; phối hợp ghép tạng xuyên Việt; nghiên cứu thành công quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị bệnh nhân nhược cơ và lupus ban đỏ hệ thống... là những thành tựu đáng ghi nhận của các nhà khoa học.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới; tạo ra một số sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị, đáp ứng yêu cầu tác chiến mới…
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ, ngành giải quyết các vấn đề quan trọng cho việc tiếp cận công nghệ sản xuất chip bán dẫn. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt gần 50% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Đồng thời, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ về phát triển các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 Việt Nam có lợi thế như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, robot tiên tiến, in 3D, công nghệ thực tế ảo...
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia ngày càng phát triển về quy mô và hình thức hoạt động, được đánh giá là một trong những hệ sinh thái năng động nhất châu Á và đứng thứ 58 thế giới.
Thủ đô Hà Nội lần đầu tiên lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu. Đầu tư cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo giữ được mức phát triển tốt so với các nước khu vực ASEAN (với 56 dự án, tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2023).
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của Bộ cùng ngành Khoa học và Công nghệ trong năm 2023.
Nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn chung của khu vực, thế giới, trong đó có Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trên chặng đường này có sự đóng góp đáng kể của ngành Khoa học và Công nghệ, nhà khoa học, người làm công tác khoa học và công nghệ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, khoa học công nghệ luôn có ý nghĩa với từng người dân, ở từng lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp tới quân sự, viễn thông… Năm 2023, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã được thế giới vinh danh, đem lại tự hào cho đất nước.
Đánh giá về hướng phát triển ngành Khoa học và Công nghệ thời gian tới, Phó Thủ tướng khẳng định: “Khoa học công nghệ là ngành khó vì không phải là lợi thế của Việt Nam. Chúng ta chưa có đủ nguồn lực, chưa có cơ chế đủ mạnh để phát triển, thậm chí cơ chế đang là rào cản cho sự phát triển của khoa học và công nghệ”.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhận định, trong một thế giới phát triển nhanh như hiện nay, cần có trách nhiệm không làm giãn khoảng cách về khoa học công nghệ của Việt Nam với thế giới; đồng thời, đáp ứng nhu cầu của từng người dân.
Với mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Phó Thủ tướng cho rằng, khoa học và công nghệ chính là giải pháp thực hiện được mục tiêu này trên tinh thần đi tắt, đón đầu.
Phó Thủ tướng chia sẻ một số ý kiến trong phát triển khoa học và công nghệ thời gian tới. Đó là hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo hành lang cho phát triển khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, ngành Khoa học và Công nghệ cần có chính sách đặc thù để phát triển lĩnh vực đặc biệt này về các nội dung như: Định giá tài sản hình thành sau khi triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học, chế độ chính sách cho người làm khoa học, cơ chế tự chủ, cơ chế tài chính…
Ngoài ra, cần thúc đẩy hơn nữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ theo hướng khuyến khích, tạo cảm hứng cho các nhà khoa học, có chính sách phân bổ đủ chi phí cho nghiên cứu khoa học. Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan; tăng cường kết nối để học tập kinh nghiệm quốc tế; từ đó khơi dậy tinh thần đồng sức đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức.
Bày tỏ cảm ơn trước những chia sẻ của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, thay mặt tập thể cán bộ, công chức, viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tiếp thu ý kiến chỉ đạo và khẳng định quyết tâm đóng góp thiết thực, hiệu quả hơn vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà; đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.Tin liên quan
-
Công nghệ
Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023
21:36' - 25/12/2023
Ngày 25/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng khoa học tạo đột phá về năng suất chất lượng sản phẩm
07:48' - 22/12/2023
Trên địa bàn Ninh Thuận có nhiều mô hình, dự án ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cho hiệu quả cao. Điển hình như cây nho là loại cây trồng đặc thù của tỉnh với diện tích hơn 1.000 ha.
-
Đời sống
Vinh danh 4 công trình khoa học “Chung sức toàn cầu”
10:39' - 21/12/2023
Quỹ VinFuture đã chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
VinFuture 2023: Các nhà khoa học thế giới cùng tìm giải pháp giảm chi phí điều trị bệnh tự miễn
20:40' - 18/12/2023
Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác đề điều trị các bệnh rối loạn tự nhiên” thu hút sự quan tâm của giới khoa học khi đề cập tới vấn đề nóng trong giới y sinh: Bệnh rối loạn tự miễn.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ra mắt hệ thống máy sử dụng công nghệ AI trong tầm soát bệnh lý phức tạp
11:56'
Hệ thống MRI 3.0 Tesla – công nghệ AI - tầm soát đột quỵ sẽ hỗ trợ các bác sỹ tại bệnh viện chẩn đoán nhanh chóng, chính xác, phát hiện sớm các tổn thương với nhiều bệnh lý phức tạp.
-
Công nghệ
Bút từ điển mới của Xiaomi - công cụ đa năng cho học sinh
07:18'
Công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và thiết bị công nghệ Xiaomi mới đây trình làng bút từ điển Mijia Dictionary Pen C1 để hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập.
-
Công nghệ
Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số
15:28' - 21/12/2024
Không chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm du khách mà giải pháp công nghệ còn hỗ trợ các bên trong chuỗi cung ứng ngành Du lịch Việt vận hành hiệu quả và thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững.
-
Công nghệ
Tiền Giang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động khám, chữa bệnh
07:21' - 21/12/2024
Ngành Y tế Tiền Giang đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số ở một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh.
-
Công nghệ
Ứng dụng chuyển đổi số để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
17:13' - 20/12/2024
Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm cho hội viên nông dân, hỗ trợ 5.000 hội viên nông dân mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử.
-
Công nghệ
Nhà mạng Vinaphone chính thức cung cấp dịch vụ 5G
12:43' - 20/12/2024
Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ, VinaPhone 5G hiện diện phủ sóng ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, chú trọng phủ sóng và cung cấp dịch vụ tại các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội.
-
Công nghệ
Trang bị lá chắn số cho trẻ qua “Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng 2024”
11:59' - 20/12/2024
Sáng 19/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt tài liệu “Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng 2024”.
-
Công nghệ
Điện thoại cố định cũng có thể dùng ChatGPT
11:32' - 19/12/2024
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lại tiến thêm một bước đột phá khi công ty OpenAI chính thức đưa trợ lý ảo ChatGPT vào điện thoại cố định (điện thoại bàn).
-
Công nghệ
Số hóa toàn diện trong các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vào năm 2030
08:32' - 19/12/2024
Ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo “Định hướng công tác chuyển đổi số của Liên hiệp hội đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.