Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng PVN
Ghi nhận những đóng góp quan trọng của PVN cho nền kinh tế đất nước năm 2017, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể ngành dầu khí đã nỗ lực hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu sản xuất Chính phủ giao. Các chỉ tiêu đều về đích trước kế hoạch năm từ 3 - 53 ngày, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và cân đối ngân sách Nhà nước năm 2017.
Cụ thể, nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 97,5 nghìn tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, vượt 22.900 tỷ đồng so với kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2016. Bên cạnh những kết quả đạt được, PVN vẫn còn những tồn tại do những năm trước để lại làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của PVN trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Cụ thể, các mỏ đều đang ở giai đoạn cuối, sản lượng sụt giảm, việc phát triển các mỏ mới để gia tăng trữ lượng còn chậm do hạn chế về vốn, năng lực...Đây là thách thức rất lớn đối với PVN, ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu chiến lược và sự phát triển của PVN. Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước kém hiệu quả và chưa được xử lý, ảnh hưởng lớn đến uy tín, tâm tư, tình cảm của PVN cũng như người lao động.
Vì vậy, trong năm 2018, ngoài việc khắc phục hiệu quả những mặt hạn chế nêu trên, PVN cần phải thích ứng với những khó khăn, rủi ro từ yếu tố khách quan như: giá dầu phục hồi, nhưng chưa ổn định, việc giảm sút sản lượng ở các mỏ đang khai thác...Phó Thủ tướng yêu cầu PVN quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/07/2015 của Bộ Chính trị và các quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chiến lược Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
Cùng với đó, PVN cần triển khai 8 nhóm giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1008/QĐ- TTg ngày 12/7/2017 về Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của PVN đến năm 2020. Trong đó, tập trung ổn định tổ chức, tư tưởng của người lao động trong toàn Tập đoàn, tạo sự đoàn kết, quyết tâm trong tất cả cán bộ, người lao động để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, PVN cần tập trung tái cơ cấu toàn diện bộ máy quản lý từ công ty mẹ đến các đơn vị thành viên theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp; tái cấu trúc đầu tư, quản trị để chống thất thoát, lãng phí. Đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tích cực PVN, đặc biệt là các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, các dự án trọng điểm của Nhà nước về dầu khí mà PVN đang thực hiện. Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tập hợp các kiến nghị của PVN và các đơn vị thành viên để Chính phủ xem xét, giải quyết những khó khăn, góp phần giúp PVN hoàn thành nhiệm vụ được giao. PVN cũng cần tiếp tục bám sát tình hình để triển khai các dự án dầu khí ở vùng xa trên thềm lục địa Việt Nam song song với việc tập trung chỉ đạo tiến độ các dự án trọng điểm đã và đang bị chậm so với yêu cầu như: Dự án nâng cấp mở rộng công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, các dự án nhiệt điện Vũng Áng 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1. Đặc biệt, PVN cần chỉ đạo và xử lý triệt để các tồn tại của 5 dự án yếu kém gồm: Dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất và 3 Nhà máy nhiên liệu sinh học. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn cho biết, năm 2018, PVN đặt mục tiêu khai thác 22,83 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó dầu thô là 13,23 triệu tấn. Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018, PVN tập trung vào 10 nhóm giải pháp chủ yếu. Theo đó, PVN sẽ chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Tập đoàn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ- CP năm 2018 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị hôm nay. Bên cạnh đó, PVN đẩy mạnh thực hiện kế hoạch tìm kiếm thăm dò thẩm lượng năm 2018, phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2018 đạt từ 10 - 15 triệu tấn dầu quy đổi. Để đảm bảo cân đối nguồn tài chính và cơ cấu lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, PVN tiếp tục thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc 5 dự án yếu kém theo đúng chủ trương đã được phê duyệt. PVN sẽ bám sát diễn biến giá dầu năm 2018 để có các giải pháp kịp thời, ứng phó với những biến động của giá dầu từng thời điểm trong năm 2018; tập trung thu xếp đủ vốn, đẩy mạnh tiến độ các dự án bị chậm so với yêu cầu. Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đã kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên lao động trong PVN bằng hành động thiết thực, thực hiện tốt nhất lời dạy của Bác Hồ: “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”; tiếp tục giữ vững niềm tin, nỗ lực nhiều hơn nữa, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận dụng tốt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là trụ cột của nền kinh tế đất nước./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
PVN sẽ gia tăng trữ lượng dầu khí trong năm 2018
20:03' - 09/01/2018
Năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò thẩm lượng, phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt từ 10 - 15 triệu tấn dầu quy đổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: PVN tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả, khẳng định chủ quyền quốc gia
14:02' - 03/01/2018
Sáng 3/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVN chủ động ứng phó trước cơn bão số 16
11:04' - 25/12/2017
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã sẵn sàng ứng phó với con bão số 16 (tên quốc tế là Tembin).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.