Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Nhà ở cho người có công phải đúng đối tượng, thứ tự ưu tiên
Tuy nhiên, tính đến ngày 15/5/2017, duy nhất Hà Nội đề nghị điều chỉnh giảm số liệu (giảm 2.350 hộ) và 13 địa phương đề nghị bổ sung thêm số liệu gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, TP. Đà Nẵng, Phú Yên, Đắk Nông, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu với tổng số 18.833 hộ.
Do vậy, nếu tính cả số liệu đề nghị giảm của Hà Nội và đề nghị bổ sung của 13 địa phương nêu trên thì hiện nay của cả nước cũng vẫn tăng thêm 16.483 hộ; trong đó có 8.110 hộ xây mới và 8.373 hộ sửa chữa, cải tạo.
Như vậy, tổng số hộ cần hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22 của cả nước là 379.920 hộ, trong đó có 177.313 hộ xây mới và 202.607 hộ sửa chữa, cải tạo.
Sau gần 4 năm thực hiện, đã có hàng chục nghìn ngôi nhà của người có công được hỗ trợ xây mới, sửa chữa. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tại các địa phương vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, khiến tiến độ triển khai rất chậm...
Nguyên nhân tăng số hộ nêu trên chủ yếu là do một số địa phương đã tạm ứng trước kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và một số hộ gia đình đã tự huy động kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà ở (khoảng 34.000 hộ); có một số địa phương đã thay đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa, cải tạo (khoảng 9.000 hộ).
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, số lượng hộ phát sinh quá lớn, vượt xa số lượng tính toán ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng kế hoạch vì nguồn vốn “đội’ lên cũng rất lớn.
Thêm một vấn đề nữa cần chú ý là việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, dù đã huy động nhiều nguồn lực nhưng vẫn phải dựa chủ yếu vào ngân sách.
Vốn huy động trong xã hội vẫn chưa nhiều; trong khi đó có những địa phương giàu, vượt thu rất lớn mà vẫn chờ cấp vốn từ Trung ương, chưa tích cực tham gia – Phó Thủ tướng lưu ý.
Hiện Chính phủ đã sẵn sàng điều kiện về pháp lý, nguồn lực để hỗ trợ. Bởi vậy, việc rà soát cần phải đúng đối tượng, thứ tự ưu tiên.
Những người, những nhà cần hỗ trợ trước lại chưa được bố trí mà người ít cần hỗ trợ hơn lại được hoặc nhà vừa sửa, vừa nâng cấp lại tiếp tục thực hiện theo chính sách này, gây lãng phí.
Khi tổ chức thực hiện cần có cả giải pháp nguồn lực; trong đó cụ thể về huy động nguồn lực xã hội, từ chính gia đình, người thân, họ hàng của các hộ và cả doanh nghiệp, địa phương… để có đủ kinh phí thực hiện đề án rất ý nghĩa này – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực thất thoát và giải đáp kịp thời vướng mắc kiến nghị của người dân, địa phương để có phương pháp xử lý, giải quyết sớm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, một số địa phương và Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội kiến nghị tiếp tục rà soát thêm nhưng chỉ nên tập trung vào 2 vấn đề chính.
Cụ thể là những trường hợp đã báo cáo trong năm 2016 nhưng vì lý do tập hợp trục trặc hoặc một số đối tượng vừa được công nhận. Các trường hợp này nên giao cho địa phương rà soát và chốt vào thời điểm kết thúc tháng 5.
Việc các địa phương liên tục điều chỉnh, số lượng tăng lên rất lớn, có nơi gấp tới 4,6 lần thì cũng phải xem xét làm cho chặt chẽ. Nên lấy mốc cuối tháng 5 để chốt số lượng. Nếu vẫn tiếp tục phát sinh thì nên giao các địa phương tự xem xét, cân đối sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ.
Đồng thời, cũng nên xem xét việc vận dụng với người thân của các đối tượng được hỗ trợ (là vợ - chồng) và mở rộng đến con của các đối tượng. Tuy nhiên, các địa phương phải rà soát để chỉ hỗ trợ những trường hợp thật sự khó khăn – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu vấn đề.
Đặc biệt, nguồn kinh phí đã được bố trí nhưng vấn đề giải ngân phải linh hoạt, có thể cho ứng trước để hoàn thành dứt điểm chương trình này trong vòng 2 năm hoặc có thể kết thúc trong năm 2017./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội
13:29' - 15/05/2017
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Thí điểm giải quyết công khai chế độ chính sách cho người có công
20:59' - 11/05/2017
Phấn đấu cuối năm 2017, tỉnh Nghệ An giải quyết căn bản những tồn tại liên quan đến vấn đề chính sách, từ xử lý hồ sơ tồn đọng, giải quyết các thủ tục thu hồi các trường hợp hưởng chế độ chưa đúng.
-
Bất động sản
Thêm nhiều cơ hội sở hữu nhà ở xã hội cho người dân Thủ đô
09:34' - 28/02/2017
Ngay từ những tháng đầu năm 2017, người dân thu nhập thấp đô thị đã và đang có thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một căn hộ nhà ở xã hội phù hợp và ổn định.
-
Bất động sản
Hướng đi trong xây dựng nhà ở xã hội ở Tp.Hồ Chí Minh
14:24' - 27/02/2017
Mô hình các khu nhà ở an sinh xã hội với căn hộ diện tích 30m2, giá bán từ 100 - 200 triệu đồng/căn của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đang được dư luận đánh giá cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Trước 27/7, Hà Nội cải tạo, xây mới gần 7.300 nhà cho người có công
20:03' - 08/02/2017
Từ nay đến ngày 27/7 (kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7), thành phố Hà Nội sẽ triển khai một loạt các hoạt động chăm sóc cho các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực giải phóng xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 3/2025
14:53'
Từ nay đến cuối tháng 2/2025, các đoàn sẽ gặp gỡ người dân vùng dự án để tuyên truyền, vận động các hộ bàn giao mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng 14% năm 2025
12:45'
Đầu tháng 2/2025, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ thay đổi kịch bản, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên l4% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nông phải cùng với nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, hiện đại
12:45'
Sáng 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.