Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nỗ lực nhiều hơn nữa hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững
"Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội" là chủ đề của Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020 đang diễn ra tại Hà Nội, ngày 10/12, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức.
Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ Việt Nam hiện đã có kế hoạch lồng ghép và thực hiện nhóm 15 chỉ tiêu cụ thể phù hợp trong số các mục tiêu phát triển bền vững đã cam kết với Liên hợp quốc với việc thực hiện các mục tiêu theo nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
10 năm tới đây là thời gian để Việt Nam tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm hoàn thành nốt các mục tiêu còn lại trong số 19 mục tiêu phát triển bền vững của thiên niên kỷ này. Đây không phải chỉ đơn thuần bàn đến các yếu tố bảo vệ môi trường, sử dụng đất, sử dụng mặt nước... mà còn phải đề cập nhiều hơn, thảo luận sâu hơn và tìm kiếm nhiều giải pháp hơn cho các vấn đề xã hội."Việt Nam hiện có 700.000 doanh nghiệp, song số doanh nghiệp trở thành thành viên của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững vẫn chưa nhiều. Những doanh nghiệp đăng ký thực hiện Bộ chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững chưa có là bao và mới chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp lớn hoặc quy mô vừa và đứng đầu chuỗi giá trị. Việc cần làm lúc này là phải làm sao hành động để lan tỏa các giá trị của yêu cầu phát triển bền vững", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong 5 năm trở lại đây, nhìn lại sự lan tỏa của mạng lưới phát triển bền vững toàn cầu mà Liên hợp quốc chủ trương kêu gọi, trong Bảng xếp hạng chỉ số phát triển bền vững của các quốc gia, Việt Nam hiện đang xếp vị trí số 88/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc với thành tích đạt được 17/19 chỉ tiêu, mục tiêu phát triển bền vững trong thiên niên kỷ này.
Điều đó minh chứng cho định hướng và con đường mà Việt Nam đã lựa chọn. Vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vẫn cần tiếp lửa và thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả hơn, hướng tới việc tạo thuận lợi nhất, với khuôn khổ pháp lý hoàn thiện nhất và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.
Phó Thủ tướng yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trao đổi, ghi nhận ý kiến và xử lý triệt để những vấn đề khó khăn, những vướng mắc của doanh nghiệp.
Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, xét về góc độ của doanh nghiệp, nếu đặt việc kinh doanh có trách nhiệm và phát triển bền vững là một gánh nặng thì đó có thể là một thách thức.
Tuy nhiên, nếu coi đó là động lực để tiến tới và phù hợp với xu thế chung của toàn cầu thì thực sự là cơ hội. Khách hàng và người tiêu dùng đều kỳ vọng về điều này mặc dù có thể thực hiện không dễ dàng; nhất là trong điều kiện, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều ở quy mô nhỏ và vừa.
Để tạo nên và thúc đẩy một hệ sinh thái, một cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững đòi hỏi sự chung tay, góp sức của toàn hệ thống chính trị; trong đó, tiên phong là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, đứng đầu chuỗi giá trị. Song song đó, cần sự chỉ đạo của Chính phủ và sự quyết liệt thực hiện của các cấp, ngành nhằm đưa ra các chương trình hỗ trợ thông minh hơn, hữu ích và đa dạng hơn, lôi kéo được nhiều người tham gia hơn và mở rộng được đối tượng thụ hưởng...
Cũng tại Diễn đàn, nhận định về hướng đi trong giai đoạn 10 năm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 3 đột phá chiến lược. Đó là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.
Tại Diễn đàn, bà Holly Bostock, Giám đốc ngoại vụ, Công ty TNHH Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE mà doanh nghiệp đã triển khai rất hiệu quả trong toàn bộ quá trình hoạt động của mình. Đây là phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm tạo ra giá trị bền vững cho môi trường, bao gồm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ tài nguyên nước và tối ưu hóa tài nguyên.
Trong năm 2019, HEINEKEN Việt Nam đã hỗ trợ tạo ra 212.000 việc làm (trực tiếp và gián tiếp) và đóng góp 0,95% tổng GDP của Việt Nam; trong đó, gần như toàn bộ vật liệu bao bì được cung ứng nội địa với tạo giá trị kinh tế lên tới gần 5,7 nghìn tỷ đồng/năm.
“Tại HEINEKEN Việt Nam, chúng tôi tin rằng phát triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế - xã hội và rộng ra là đất nước nơi chúng tôi đang hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam hiện là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mà những hậu quả tàn khốc như đợt bão lũ vừa qua tại miền Trung là ví dụ điển hình", bà Holly Bostock nói.
Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao, HEINEKEN Việt Nam chia sẻ: "Trong nhiều năm qua, chiến lược phát triển bền vững “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” luôn là cốt lõi trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng hướng tới môi trường: Không chất thải chôn lấp, 100% nước được bù hoàn, và sử dụng 100% năng lượng tái tạo (cả nhiệt năng và điện năng) từ nay đến năm 2025.”
Ghi nhận những nỗ lực bền bỉ và đóng góp hiệu quả của trong 10 năm qua của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) để thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho đại diện Ban Thường trực VBCSD-VCCI./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- phát triển bền vững
- VCCI
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp phát triển bền vững trong thập niên mới
10:31' - 10/12/2020
Thế giới đang trở nên "mỏng manh" trước yêu cầu của sự phát triển bền vững. Để thực hiện các mục tiêu cam kết với cộng đồng quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn và kiên định với con đường đã chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.