Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Gỡ nút thắt thị trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, tinh thần phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong tư tưởng, nhận thức của bộ máy công quyền ở cả trung ương và địa phương đã có sự chuyển dịch rõ rệt.
Nhận định trên được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đưa ra tại cuộc họp sáng 9/2, sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, chuẩn bị cho cuộc gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp tới đây.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì cuộc họp.
Đạt kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 63/63 tỉnh, thành phố đã ký cam kết về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Một số địa phương, điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Tháp có sự vào cuộc trực tiếp của người đứng đầu, đem lại những chuyển biến, đóng góp tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn.
Qua đối thoại với doanh nghiệp, nhiều nút thắt trong cơ chế chính sách đã được tháo gỡ. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh.
Năm 2016 ghi nhận lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đạt kỷ lục cao chưa từng có với hơn 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký đạt hơn 891.000 tỷ đồng, tăng gần 49% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là hơn 26.600 doanh nghiệp, tăng khoảng 43,1%. Không khí khởi nghiệp tiếp tục sôi động trong tháng 1/2017 với số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 9.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt gần 90,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% về số doanh nghiệp và 52,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 40,9%.
Còn “nóng trên”, “lạnh dưới”
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương nhận thức về Nghị quyết 35 chưa sâu sắc, chỉ đạo triển khai chưa quyết liệt.
Việc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp ở một số địa phương còn nặng về hình thức; chỉ bước đầu ghi nhận kiến nghị, chưa đi vào thực chất, chưa quyết liệt trong giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đến cùng, để có kết quả cụ thể.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) Vũ Tiến Lộc cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và rất phấn khởi, tích cực hưởng ứng việc ban hành Nghị quyết.Không khí cải cách theo hướng kiến tạo phát triển “hừng hực” trong Chính phủ và các bộ, ngành, nhưng không khí cải cách chưa chuyển đến cấp cơ sở, “nóng trên”, “lạnh dưới”.
Đa số các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết không có chế tài trong trường hợp hoạt động không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, chưa đề cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể, xã hội nghề nghiệp.
Nhận diện những khó khăn, vướng mắc để tập trung giải quyết
Theo ông Vũ Tiến Lộc, thách thức lớn nhất là đưa không khí cải cách đến được với cấp vụ, cấp phòng, tới chuyên viên. H ầu hết ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này của Chính phủ, chưa cần phải bổ sung, sửa đổi nội dung Nghị quyết.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn muốn từng năm một, Chính phủ lựa chọn các giải pháp ưu tiên, có tính lan tỏa để thực hiện triệt để.Đồng thời đề nghị cần đánh giá nhanh chính sách tín dụng về đất đai trong nông nghiệp; sớm sửa đổi chính sách pháp luật đất đai sản xuất, nhất là quyền sử dụng đất là những vướng mắc cản trở doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cần có đánh giá về cả lượng và chất sau một năm thực hiện Nghị quyết 35.
Phát triển nhiều về số lượng doanh nghiệp nhưng điều quan trọng là “sức khỏe” của doanh nghiệp, là hiệu quả kinh doanh, cần làm rõ có bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động, có mã số thuế và phát sinh thuế, tỷ trọng doanh nghiệp làm ăn có lãi so với năm trước.
“Thà ít mà tốt, một doanh nghiệp khỏe còn hơn 5-7 doanh nghiệp kém hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói. Để doanh nghiệp hoạt động tốt, Phó Thủ tướng cho rằng cần nhận diện những khó khăn, vướng mắc hiện nay để tập trung giải quyết trong năm 2017.Ba vấn đề cần quan tâm đánh giá, đó là kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với mong muốn chi phí thấp, ít rủi ro về pháp lý; trách nhiệm của Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động trong việc nâng cao năng suất lao động, để tăng thu nhập của người lao động và thực trạng bức tranh sức khỏe của doanh nghiệp.
Nhấn mạnh tinh thần tạo thuận lợi thương mại cao nhất cho doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh, theo Phó Thủ tướng, cần đánh giá 5 loại thị trường: vốn; hàng hóa - dịch vụ (bao gồm trong nước và xuất khẩu, biên mậu); bất động sản, tiếp cận đất đai; khoa học công nghệ và thị trường lao động, xem nút thắt thị trường ở đâu để tháo gỡ.
Cũng theo Phó Thủ tướng, phải chỉ cho được “nóng trên”, “lạnh dưới” là lạnh ở đâu, thống kê từng tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào, thực hiện được bao nhiêu, cũng như chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan trong thực hiện Nghị quyết, kiện toàn hệ thống chính sách, tổ chức thực thi pháp luật. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, địa phương, VCCI xây dựng báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 35. Từ nay tới khi tổ chức Hội nghị, các địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp ở từng cấp, tránh để dồn tất cả các kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ.Bộ Tài chính đánh giá sâu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả tạo thuận lợi thương mại và thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia, việc đơn giản hóa 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan nhiều tới các ngành sản xuất; có giải pháp phát triển thị trường vốn chứng khoán, hỗ trợ cho khối ngân hàng.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các giải pháp tốt hơn để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các kiến nghị cụ thể về thị trường quyền sử dụng đất và vấn đề tích tụ ruộng đất.
Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp theo quy định của Thủ tướng và khơi thông thị trường khoa học công nghệ…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
18:18' - 03/02/2017
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ ít nhất 2 lần/năm tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp để nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư ...
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Cải cách để tạo lực đẩy cho doanh nghiệp
10:02' - 18/01/2017
Tới đây Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp khai thác được các nguồn lực để phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ xóa bỏ, đơn giản hóa hàng loạt thủ tục
11:56' - 13/12/2016
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định số 4846 về việc phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ: Kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp
06:06' - 16/11/2016
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
19:20' - 10/11/2016
Bộ Tài chính rà soát lại các hàng hóa có thuế suất nhập khẩu từ 20% trở lên, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.