Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nhiệm vụ quan trọng là tập trung phân bổ đầu tư công
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 16/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, năm 2019 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm chuẩn bị hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và bước sang một thập niên mới nên đòi hỏi nền kinh tế phải tiếp tục có sự bứt phá mạnh mẽ hơn nữa. Tháo gỡ nút thắt các công trình hạ tầng quốc gia và tập trung phân bổ đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng của kinh tế Việt Nam năm tới đây.
Phát huy vai trò cơ quan tham mưu
Năm 2018 là năm đầu tiên sau nhiều năm, các chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao đều đạt và vượt mục tiêu, với kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì được ổn định, với kết quả nổi bật là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức kỷ lục 7,08%, cao nhất trong 11 năm qua và cũng cao hơn mức dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước.
Chỉ số lạm phát (CPI) được kiểm soát ở mức 3,54%; mô hình tăng trưởng hình thành rõ nét, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Đồng thời, có sự chuyển biến rõ rệt, thực chất hơn trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng...
Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp tích cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, đầu tư, đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã và thống kê…
Bám sát phương châm hành động của Chính phủ
Bước sang năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Nghị quyết này của Chính phủ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, thể hiện sự quyết tâm đổi mới, sự đồng thuận và thống nhất cao của Chính phủ, tinh thần quyết liệt hành động ngay từ ngày đầu tháng đầu.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, bám sát phương châm hành động của Chính phủ là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi đây là trọng tâm hành động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế vĩ mô, những biến động của các ngành, lĩnh vực do đơn vị phụ trách. Cùng đó, báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; phối hợp hiệu quả trong tham mưu, đề xuất kịp thời các giải pháp, kịch bản tăng trưởng, lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nhất là về đầu tư và ứng phó hiệu quả đối với diễn biến tình hình trong nước, quốc tế. Từ đó, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,8% và kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ triển khai quyết liệt công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ; điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao, phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài ra, quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công; Theo dõi sát tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành và địa phương để kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, công khai kết quả thực hiện….
“Bứt phá” để hoàn thành mục tiêu
Để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội trong năm 2019, nhiều địa phương trong cả nước đều cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục xây dựng chính sách; hoàn thiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật…
Đại diện cho các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cũng đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Hà Tĩnh. Theo đó, với trách nhiệm tham mưu chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đồng thời có sự kiểm soát chặt chẽ để nhiệm vụ này đi vào thực chất.
Cùng với đó, hoàn thành dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 - 2025 để các địa phương kịp thời xây dựng nghị quyết đại hội đảng bộ; phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ chồng chéo, vướng mắc trong một số lĩnh vực… Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm báo cáo Chính phủ để có kết luận sớm về việc dừng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Đề xuất giải pháp, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về định mức chi phí cho hoạt động quy hoạch để có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh theo quy định.
Ông Thắng cũng cho rằng, Luật Đầu tư công hiện tại còn rất nhiều vướng mắc, tuy nhiên phần lớn các khó khăn vướng mắc đã được sửa đổi trong Dự thảo Luật sửa đổi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Vì vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua để làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện.
Nhiều ý kiến địa phương cũng kiến nghị cần phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư khu công nghiệp cho UBND cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: "Khoảng cách từ chính sách, đến thực thi cần phải ngắn hơn nữa, thiết thực hơn nữa mới được hiệu quả, có niềm tin doanh nghiệp".
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung vào chính sách đầu tư công trung hạn 2020 - 2025. "Lập chính sách đầu tư công phải làm sao để Quốc hội quyết định ngay trong nhiệm kỳ này, không phải mất hẳn một năm như nhiệm kỳ trước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở, trong quý 1/2019, Tổng cục Thống kê phải phát hành Sách trắng về doanh nghiệp nhằm khắc phục tình trạng chậm đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cải cách thể chế, phát huy tinh thần trách nhiệm và có giải pháp tiếp cận. Đồng thời, tận dụng thời cơ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phân tích những nguyên nhân có thể dẫn đến sự trì trệ, ảnh hưởng đến nền kinh tế...
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mỗi năm đều có những khó khăn, thách thức và yếu tố thuận lợi riêng nhưng chúng ta cần kiên định lập trường cải cách, đổi mới, vươn lên, sẵn sàng ứng phó với những biến động, củng cố sự vững vàng, độc lập, tự chủ của nền kinh tế để hướng tới mục tiêu thịnh vượng, bền vững./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều công trình cấp nước ở Lâm Đồng không hoạt động
14:55' - 16/01/2019
Trong tổng só 243 công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung ở tỉnh Lâm Đồng có tới 15,75 % công trình hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt có tới 28,8% số công trình không hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút mạnh nguồn vốn cho đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng
11:05' - 16/01/2019
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, chủ động xây dựng các kịch bản để kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh còn nhiều dư địa
09:48' - 16/01/2019
Mỗi năm đều có những khó khăn, thách thức và yếu tố thuận lợi riêng nhưng chúng ta cần kiên định lập trường cải cách, đổi mới, vươn lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị EVN khẩn trương kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanh điện
09:39'
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đạt nhiều giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023
08:03'
Các đơn vị của Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng ở nhiều hạng mục tại Giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023 diễn ra tại Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bình Định cần chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược
17:16' - 05/02/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng chiến lược và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng và Phu nhân sẽ thăm Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam từ ngày 8-11/2
17:06' - 05/02/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Singapore và Brunei Darrussalam từ ngày 08 đến 11 tháng 02 năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 87% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
17:03' - 05/02/2023
Đến 16 giờ ngày 5/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 435.369 ha, đạt 87,4% (tăng 1,7% so với ngày 4/2).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan trong năm 2023
16:28' - 05/02/2023
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31/1/2023 về việc giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
15:43' - 05/02/2023
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường rằm tháng riêng âm lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Khơi thông điểm nghẽn để phát triển
14:00' - 05/02/2023
Sáng 5/2, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tuần hoàn:* Bài 2: Hướng đi mới cho nền kinh tế
11:31' - 05/02/2023
Việt Nam sẽ triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên ba trụ cột: thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm rác thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái.