Phối hợp gỡ khó, sớm đưa metro Bến Thành - Suối Tiên vào khai thác
Chính quyền Tp. Hồ Chí Minh cùng chủ đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ để nghiệm thu, sớm đưa dự án vào khai thác thương mại.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh (chủ đầu tư), đến nay tiến độ toàn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên đạt 98% với hơn 60 triệu giờ lao động an toàn. Để có thể đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại, giai đoạn cuối hiện nay, chủ đầu tư cùng tư vấn và nhà thầu đang tập trung thử nghiệm, đào tạo thực hành cho nhân viên vận hành, đánh giá an toàn hệ thống và nghiệm thu.
Tuy nhiên, giai đoạn này đang phát sinh nhiều vướng mắc, tranh cãi về mặt thương mại giữa các bên, đặc biệt là phạm vi công việc giữa các nhà thầu, tư vấn dự án. Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị, các vướng mắc của dự án về phía Việt Nam cơ bản đã được giải quyết, thì các vướng mắc từ phía tư vấn và các nhà thầu Nhật Bản đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn hơn, tác động ở cấp cao hơn để xử lý nhằm sớm hoàn thành dự án. Đây là dự án ODA có quy mô tổng mức đầu tư lớn nhất của Chính phủ Nhật Bản ở Việt Nam từ trước đến nay.Trước những vướng mắc này, tháng 3/2024, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã thành lập Tổ công tác rà soát và giải quyết các khó khăn vướng mắc của dự án do Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường và Phó Đại sứ Nhật Bản Shige Watanabe đồng Tổ trưởng.
Đến nay, Tổ công tác đã họp được 3 phiên về giải quyết các khó khăn vướng mắc của dự án. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng Đại sứ Nhật Bản cũng đã có hai phiên họp vào tháng 12/2023 và giữa tháng 4 vừa qua.
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng đã gửi thư cho Đại sứ Nhật Bản; trong đó khẳng định thành phố sẽ xem xét đề xuất của phía Nhật Bản giải quyết các tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp (DAB). Thành phố cũng đề nghị phía Nhật Bản tập trung mọi nguồn lực để nhà thầu Hitachi thực hiện và hoàn thành việc vận hành thử nghiệm tích hợp của gói thầu CP3 trong tháng 5/2024 và bàn giao sớm một số đoàn tàu và các thiết bị cần thiết cho Liên danh NJPT (tư vấn chung) để tiến hành đào tạo thực hành. Trong khi đó, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh cũng liên tục trao đổi với nhà thầu và tư vấn để giải quyết các vướng mắc trên cơ sở tính toán chi phí phát sinh trong quá trình đào tạo; cách thức bàn giao các thiết bị phục vụ cho đào tạo trên cơ sở đảm bảo theo các quy định của Hợp đồng quốc tế FIDIC. Ngày 8/4, chủ đầu tư đã có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng liên quan đến thủ tục thực hiện quy trình thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB), nội dung này chưa được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. “Hiện nay, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã và đang tích cực phối hợp với tư vấn chung, các nhà thầu nhằm hoàn thành dự án và đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) theo kế hoạch”, đại diện chủ đầu tư cho biết. Theo kế hoạch, các bên sẽ hoàn thành thi công còn lại như cầu bộ hành và tòa nhà Văn phòng công ty vận hành khái thác; tiếp tục tiến hành thử nghiệm liên động toàn tuyến theo các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật của Nhật Bản và châu Âu. Chủ đầu tư, tư vấn chung và nhà thầu cũng phối hợp với Cục Phòng cháy chữa cháy để tiến hành kiểm tra và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy từng hạng mục và toàn dự án. Tiến hành đánh giá an toàn hệ thống bởi Tư vấn độc lập - Liên danh Bureau Veritas của Pháp để trình cơ quan chức năng thẩm định và chứng nhận an toàn cho việc vận hành. Việc đào tạo nhân sự cho Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (đơn vị vận hành, khai thác) cũng sẽ được hoàn thành để sẵn sàng cho vận hành thử với tất cả nhân sự là người Việt Nam vào cuối quý III/2024. Cùng với đó, các đơn vị sẽ hoàn thành hồ sơ hoàn công và tiến hành nghiệm thu hoàn thành dự án với sự tham gia của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng. Trước đó, theo báo của chủ đầu tư, các nhà thầu và tư vấn dự án metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa thống nhất trong việc bàn giao sớm thiết bị, hạ tầng phục vụ đào tạo, nghiệm thu, vận hành thử nghiệm... dẫn đến có thể làm vỡ kế hoạch khai thác thương mại metro số 1 vào cuối năm nay. Metro Bến Thành - Suối Tiên dài khoảng 19,7 km với 3 ga ngầm (Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Ba Son) và 11 ga trên cao. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 43.700 tỷ đồng.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đã hoàn thành hai cầu bộ hành kết nối nhà ga trên cao metro Bến Thành - Suối Tiên
12:25' - 29/04/2024
Trong những ngày nắng nóng tháng 4/2024, các nhà thầu vẫn miệt mài đẩy nhanh tiến độ thi công các cầu bộ hành kết nối nhà ga trên cao tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chi 110 tỷ đồng tham gia vận hành thử metro Bến Thành – Suối Tiên
20:46' - 16/04/2024
Để đảm bảo cho công tác vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1 (Bến Thành–Suối Tiên) trong năm 2024, Công ty HURC1 đã chủ động lập phương án trong trường hợp công ty tham gia vào vận hành thử.
-
Doanh nghiệp
Phê bình nhà thầu phụ cầu bộ hành metro Bến Thành – Suối Tiên
17:58' - 26/01/2024
Nhà thầu thi công cầu bộ hành nhà ga tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã bị phê bình do chậm hoàn trả mặt bằng, gây ùn tắc giao thông kéo dài trên đường Võ Nguyên Giáp sáng 22/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần hơn 86.000 tỷ đồng để kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên
21:11' - 04/12/2023
Tuyến metro số 1 Tp. Hồ Chí Minh (Bến Thành – Suối Tiên) đang được nghiên cứu kéo dài đến các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, với chi phí đầu tư khoảng hơn 86.000 tỷ đồng (tương đương hơn 3,64 tỷ USD).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều điểm sáng ấn tượng của kinh tế Tp Hồ Chí Minh quý đầu năm
18:22'
Khi so với các “đầu tàu kinh tế” khác cho thấy, mức tăng trưởng 7,51% của Tp Hồ Chí Minh ấn tượng hơn với nhiều điểm sáng và là một bước khởi đầu tốt đẹp cho Thành phố trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I: Giải ngân vốn đầu tư công lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:07'
Tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý I cho thấy, những dấu hiệu tích cực rõ nét, đặc biệt là sự tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51'
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19'
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.