Phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL - Bài 2: Đồng thuận vượt qua
Trước diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng 5/2024, chính quyền địa phương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những nơi bị xâm nhập mặn sâu, nghiêm trọng đã đồng lòng thực hiện dời lịch mùa vụ, chuyển đổi sản xuất để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất, cùng nhau vượt qua mùa hạn khốc liệt năm nay.
Đoàn kết vượt nguy
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là 8 tỉnh ven biển thường xuyên bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và hạn hán đã đối diện với 3 đợt hạn, mặn khốc liệt nhất từ trước đến nay. Dù đã có sự chuẩn bị trong nhiều năm qua nhưng đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay khốc liệt hơn 2 đợt của năm 2016 và 2020, khiến các địa phương cũng phải trăn trở vượt khó. Hồi đầu tháng 4/2024, khu vực này cũng đã có địa phương công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn như tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang.
Tại Tiền Giang, các hộ dân sản xuất tại huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Gò Công Đông thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Trong khi trước đó, vào giữa tháng 3/2024, qua khảo sát của phóng viên, tại các kênh mương nội đồng huyện Chợ Gạo, lượng nước trữ trong kênh mương nội đồng phục vụ cho tưới rau, hoa màu, cây ăn trái chỉ có thể kéo dài trong nửa tháng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hằng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo chia sẻ, cho đến đầu tháng 4/2024 chờ độ mặn tại cống Xuân Hoà giảm về 0,01 ‰ (phần ngàn), mới có thể lấy nước vào trữ trong mương, hỗ trợ cho nông dân tưới cầm chừng các vườn thanh long. Nếu không thể lấy nước ngọt từ sông Chợ Gạo thì nông dân chỉ có thể tự chia sẻ nước lẫn nhau. Huyện Chợ Gạo cũng đưa ra giải pháp các chủ vườn thanh long luân phiên chia sẻ nước ngọt từ các nguồn giếng khoan để tưới cầm chừng cho vườn thanh long, duy trì cho cây sống được trong thời điểm thiếu nước hiện nay.
Hiện huyện Chợ Gạo có 6.870 ha thanh long với diện tích quả đang cho trái là 5.850 ha, sản lượng thu hoạch 190.000 tấn/năm. Đối với các xã thuộc dự án sông Bảo Định, Tây kênh Chợ Gạo như Quơn Long, Tân Thuận Bình… có thể duy trì cầm chừng xen kẽ nước giếng khoan và nước mưa tích trữ. Còn những xã Bình Phục Nhứt, Bình Phan, Bình Ninh… của huyện Chợ Gạo thuộc dự án ngọt hóa Gò Công thì đang đối mặt với nguy cơ bị thiếu nước phục vụ tưới tiêu nếu như cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo) không thể lấy nước ngọt, do độ mặn trên sông Tiền tăng cao vì gió chướng trong những ngày qua thổi mạnh.
Hiện nay, mực nước tại các kênh, mương nội đồng trong vùng ngọt hóa Gò Công đã xuống rất nhanh và dần cạn kiệt. Chính vì vậy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo đã vận động người dân thực hiện giải pháp tiết kiệm nước, áp dụng biện pháp phủ gốc thanh long bằng rơm, lục bình để giữ độ ẩm, hạn chế xông đèn xử lý ra hoa nghịch vụ vào thời điểm này...
"Ăn khi no phải lo khi đói"
Với diễn biến xâm nhập mặn khốc liệt hiện nay, tuần đầu tháng 4/2024 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc họp trực tuyến với các địa phương bị ảnh hưởng xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để có thể huy động giải pháp kịp thời hỗ trợ nước sinh hoạt và nước sản xuất cho người dân khu vực bị ảnh hưởng này. Theo đó, hưởng ứng lời kêu gọi chung tay hỗ trợ đồng bào khu vực bị nhiễm mặn cục bộ, các đơn vị đã đồng lòng đưa nước về cho người dân.
Cụ thể, tại Cà Mau, UBND tỉnh đã thống nhất sử dụng 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách để giải quyết nhu cầu thiếu nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn; trong đó, các huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình sẽ được hỗ trợ mua dụng cụ chứa nước cho người dân. Đồng thời, một phần nguồn chi này sẽ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau dùng mở rộng hệ thống đường ống cấp nước các công trình hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.
Tại Bến Tre, Tổng công ty Lương thực miền Nam tổ chức chương trình cộng đồng "Chung tay hướng về bà con nông dân vùng hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long" nhằm chia sẻ nước ngọt cho bà con vùng hạn mặn. Theo đó, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã hỗ trợ cho bà con vùng hạn mặn sản phẩm nước khoáng thiên nhiên Suối Xanh (loại bình 19 lít, sản phẩm của Công ty Lương thực Tiền Giang) tại 2 xã Mỹ Thạnh (huyện Ba Tri) và Đại Hòa Lộc (huyện Bình Đại).
Tại mỗi điểm phân bổ nước ngọt, Tổng công ty Lương thực miền Nam hỗ trợ 300 bình nước ngọt, mỗi hộ gia đình khó khăn sẽ nhận 2 bình về sử dụng. Tổng kinh phí khoảng 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã phê duyệt chủ trương giảm giá nước sinh hoạt cho người dân trong 2 kỳ hoá đơn kỳ 4/2024 và kỳ 5/2024.
Tuy nhiên, cộng đồng chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị chung tay hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất trong thời điểm thiên tại chỉ là tạm thời. Về lâu dài, ông Nguyễn Hồng Khanh - Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, trong đợt hạn hán, xâm nhập năm năm 2024 các địa phương đã có sự chuẩn bị, triển khai đồng bộ giải pháp cấp nước sinh hoạt cho hộ bị ảnh hưởng như hỗ trợ thiết bị, dụng cụ trữ nước, thiết lập các điểm cấp nước công cộng, cấp nước luân phiên, đấu nối hòa mạng giữa trạm cấp nước, mở rộng tuyến ống, khoan bổ sung giếng khai thác, sử dụng thiết bị lọc mặn, quan trắc độ mặn để vận hành công trình hợp lý.
Đến nay, số lượng hộ dân bị ảnh hưởng thấp hơn nhiều so với năm 2019-2020 (chỉ bằng khoảng 50%) và mức độ ảnh hưởng đến các hộ cũng ở mức thấp do người dân đã chủ động tăng thiết bị trữ nước kết hợp với sử dụng nước tiết kiệm. Các công trình cống ngăn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã phát huy được hiệu quả ngăn mặn, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất.
Ông Nguyễn Hồng Khanh chia sẻ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức xây dựng Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ cũng khuyến cáo mỗi hộ gia đình tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xây những bể chứa hoặc đầu tư các bồn chứa nước lớn để dự trữ nước mưa vào mùa khô, chứa nước trong vườn nhà như nhiều nơi đang thực hiện. Phương án này vừa khả thi lại rất cần thiết, đúng như truyền thống bao đời của người dân nơi đây, không được chủ quan vì có nguồn nước máy sinh hoạt mà lãng quên tập tục truyền thống.
Phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL - Bài 1: Thuận thiên thích ứng
- Từ khóa :
- Đồng bằng sông Cửu Long
- hạn mặn
- xâm nhập mặn
- ĐBSCL
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL - Bài 1: Thuận thiên thích ứng
07:21' - 16/04/2024
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chùm bài viết phản ánh những kinh nghiệm và sự chủ động thích ứng, cũng như giải pháp lâu dài cho xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Hàng hoá
Bến Tre giảm giá nước sạch sinh hoạt trong mùa hạn mặn
17:07' - 09/04/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam vừa có công văn về chủ trương giảm giá nước sạch sinh hoạt trong mùa hạn mặn của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre.
-
Kinh tế & Xã hội
Phòng chống hạn, mặn: Giải pháp nào bảo vệ sản xuất?
16:49' - 09/04/2024
Nắng nóng trong gần 1 tháng qua kèm với xâm nhập mặn gây ảnh hưởng, thiệt hại đến một số khu vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang và hiện đang đe dọa một số mô hình sản xuất của nông dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.