Phong tỏa ngoại giao – Chiến dịch thầm lặng của Mỹ chống Triều Tiên
Giới chức Mỹ yêu cầu các quốc gia đóng cửa các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của Chính phủ Triều Tiên, loại tàu của Triều Tiên ra khỏi danh sách những tàu thuyền được phép cập cảng, chấm dứt các chuyến bay chung cờ hiệu với hãng hàng không quốc gia Triều Tiên và trục xuất đại sứ nước này.
Tại hội nghị cấp cao ASEAN hồi đầu năm nay, các nhà ngoại giao Mỹ đã nhận được đảm bảo rằng Triều Tiên không thể tiến hành bất kỳ cuộc gặp song phương nào.Mexico, Peru, Tây Ban Nha và Kuwait đã trục xuất các đại sứ Triều Tiên sau khi Mỹ cảnh báo rằng Bình Nhưỡng đang sử dụng các sứ quán làm nơi vận chuyển hàng buôn lậu và có thể là cả các thiết bị vũ khí qua đường ngoại giao và thu ngoại tệ về cho chế độ.Ngày 1/10, Italy là nước gần đây nhất có hành động như vậy. Theo một số quan chức Mỹ và nguồn thạo tin, Kuwait, Qatar và một số nước khác đã nhất trí giảm bớt sự hiện diện của lao động Triều Tiên tại nước họ.Hiện tại, các nhà ngoại giao Mỹ đang theo đuổi một chiến dịch thầm lặng song song với các chế tài của Liên hợp quốc (LHQ) và đàm phán với Trung Quốc. Họ tiếp cận tất cả các quốc gia, từ lớn (như Đức) đến nhỏ (như Fiji), với những đề nghị rất cụ thể, đôi khi dựa trên thông tin tình báo Mỹ, nhằm cắt đứt các mối liên hệ đối ngoại của Triều Tiên.Chẳng hạn, Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị Chính phủ Đức đóng cửa một nhà trọ của Triều Tiên ở trung tâm Berlin vì cho rằng cơ sở này gửi tiền cho chế độ Kim Jong-un. Tháng 5/2017, Đức thông báo đóng cửa nhà trọ này. Một ví dụ khác là các nhà ngoại giao Mỹ đề nghị Fiji báo cáo lên LHQ về việc có 12 tàu Triều Tiên hoạt động dưới cờ của Fiji mà không có giấy phép.Các nhà hoạch định chính sách Mỹ, dẫn đầu là Ngoại trưởng Rex Tillerson, hy vọng rằng rốt cuộc ông Kim Jong-un sẽ nhận ra một điều là chương trình hạt nhân và tên lửa khiến chế độ và quốc gia của ông phải trả cái giá quá đắt và sẽ chấp nhận đàm phán giải giáp.Tuy nhiên, giới tình báo Mỹ lại kết luận rằng không áp lực nào có thể thuyết phục được ông Kim Jong-un giải giáp vì nhà lãnh đạo Triều Tiên coi chương trình tên lửa và hạt nhân là tấm vé tồn tại cho chế độ của mình.Tại một buổi điều trần gần đây ở Thượng viện, bà Susan Thornton - nhà ngoại giao chóp bu phụ trách chiến dịch gây áp lực với Bình Nhưỡng - cho biết các nỗ lực của Bộ Ngoại giao là phép thử đánh giá nêu trên của giới tình báo, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc đang dần có sự thay đổi thái độ, coi Triều Tiên là một "khối nợ" hơn là một tài sản. Hạ nghị sĩ bang California Ed Royce, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho rằng những chiến thuật gây áp lực mới cần phải có thời gian để phát huy hiệu quả, song Triều Tiên rốt cuộc sẽ thiếu nguồn lực để duy trì chương trình tên lửa của mình.Hiện nhiều quan chức Mỹ cho rằng Washington phải theo đuổi chiến dịch gây áp lực, ngay cả khi cuối cùng nó sẽ thất bại, bởi lẽ đây là cơ hội tốt nhất cho giải pháp hòa bình. Nhà Trắng cho biết họ ủng hộ nỗ lực của Bộ Ngoại giao gây áp lực với Bình Nhưỡng, trong khi phản đối đàm phán.Chiến dịch gây áp lực đã trở thành một nền tảng trong chính sách của ông Tillerson đối với Triều Tiên. Theo các quan chức Mỹ, ông thường xuyên đề nghị các nhân viên đưa ra cho ông "những câu hỏi cụ thể" mà ông có thể nêu về Triều Tiên khi ông gặp gỡ các đối tác trên toàn thế giới.
Ông Tillerson đã kế thừa và phát triển chiến dịch nêu trên, được bắt đầu từ đầu năm 2016 sau khi chính quyền Barack Obama nhận thấy ông Kim Jong-un đạt được tiến bộ đáng kể trong chương trình vũ khí hạt nhân.Sau đó, các quan chức Bộ Ngoại giao đã lên danh sách chi tiết những lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự của Triều Tiên trên toàn thế giới - các phái bộ ngoại giao, tàu chở hàng, lao động xuất khẩu, các mối quan hệ quân sự... Tài liệu này được xem như danh sách những thực thể cần phải bị đóng cửa.Ban đầu, chiến dịch này của Mỹ vấp phải sự phản đối. Một số quốc gia, nhất là ở Đông Nam Á, đã tỏ ý hoài nghi trước đề nghị của Mỹ và nhận thấy không có lý do gì phải cắt quan hệ với Bình Nhưỡng.Tuy nhiên, các quan chức cho biết khi Triều Tiên tỏ ra ngày càng hung hăng - mở đầu là vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un tại sân bay ở Kuala Lumpur, phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên và thử cái mà nhiều quan chức Mỹ nghi ngờ là bom nhiệt hạch đầu tiên - các quốc gia trước đây phản đối đã trở nên hợp tác hơn. Myanmar, nước đang bị các nhà ngoại giao Mỹ hối thúc cắt quan hệ quân sự với Triều Tiên và chấm dứt các thỏa thuận vũ khí với Bình Nhưỡng, đã từ chối yêu cầu của Mỹ. Kyaw Zeya, Thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Myanmar, nói rằng nước này có quan hệ bình thường với Triều Tiên và không có quan hệ quân sự đặc biệt. Phản ứng trước đề nghị của Mỹ, Myanmar đã yêu cầu Washington đưa ra bằng chứng về bất kỳ giao dịch quân sự nào giữa nước này với Bình Nhưỡng.Tương tự, Chile cho biết họ từ chối cắt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên mặc dù Phó Tổng thống Mike Pence đã đưa ra đề nghị này với tư cách cá nhân nhân chuyến thăm gần đây tới nước này.- Từ khóa :
- triều tiên
- mỹ
- hàn quốc
- vấn đề hạt nhân triều tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về cách tiếp cận chung
10:34' - 18/10/2017
Ngày 18/10, các nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về cách tiếp cận chung trước mối đe dọa đang gia tăng từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Tình báo Mỹ phát hiện Triều Tiên đóng tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo
08:09' - 18/10/2017
Tình báo quân sự Mỹ đã phát hiện một tàu ngầm chạy bằng diesel – điện mới đang được đóng tại xưởng đóng tàu Sinpo nằm ở bờ biển phía Đông Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nga nối lại tuyến phà đến Triều Tiên sau 2 tháng ngừng hoạt động
10:40' - 17/10/2017
Hãng thông tấn RIA của Nga ngày 16/10 đưa tin nước này đã nối lại hoạt động đối với tuyến phà tới Triều Tiên sau 2 tháng ngừng hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ để ngỏ đối thoại với Triều Tiên vào thời điểm thích hợp
10:40' - 17/10/2017
Mỹ mong muốn đối thoại với Triều Tiên, tuy nhiên chỉ khi nào Bình Nhưỡng thực sự nghiêm túc về vấn đề từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16' - 25/05/2025
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49' - 25/05/2025
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17' - 25/05/2025
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20' - 25/05/2025
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.