Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Hát ca trù, loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
Đua bò Bảy Núi An Giang là lễ hội đậm nét văn hóa truyền thống gắn với lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Năm 2016, Bộ VH, TT&DL công nhận đua bò Bảy Núi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ được Bộ VH, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012. Ảnh: TTXVN
Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
Hội Gióng là một Lễ hội truyền thống hết sức độc đáo trong hơn 8000 lễ hội của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
Xòe Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
Nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được UNESCO chính thức công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2003. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Minh Sập, người Sán Chí (thuộc nhóm dân tộc Sán Chay), thôn Cống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) truyền dạy hát dân ca Sán Chí cho các thành viên câu lạc bộ. Dân ca Sán Chỉ được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012 để bảo tồn, phát huy. Ảnh: Danh Lam-TTXVN
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022. Ảnh: Quang Đán - TTXVN
Năm 2009, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ảnh: Công Tường - TTXVN
Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng được Bộ VH, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Màn đồng diễn khèn Mông tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023 tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng (Lai Châu) khiến rất nhiều du khách và người dân thích thú. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Năm 2021, Chính phủ đã đồng ý để Bộ VH, TT&DL lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật Chèo là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN
Năm 2009, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ảnh: An Đăng - TTXVN
Màn sử thi tái hiện cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại tại khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng (Hà Nội). Năm 2018, Lễ hội đền Hai Bà Trưng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Hát Trống quân làng Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) ra đời từ thế kỷ XIII dưới triều đại nhà Trần. Năm 2016, hát Trống quân làng Bùi Xá được Bộ VH, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Diệp Trương - TTXVN
Tháng 4/2013, Bộ VH, TT&DL quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Hội kéo chữ là một nét đẹp trong Lễ hội Phủ Dầy, phản ánh phong tục tập quán, thể hiện sự đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống hiếu thuận, uống nước nhớ nguồn. Lễ hội Phủ Dầy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Ảnh: Công Luật - TTXVN
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng được Bộ VH, TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Năm 2019, Lễ Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của cộng đồng dân tộc Cống và Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc người Hà Nhì tại Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Phan Tuấn Anh – TTXVN
Lễ hội vật cầu tại làng Thuý Lĩnh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần thượng võ của nhân dân phường Lĩnh Nam, đồng thời, là hương vị Tết cổ truyền sôi động và độc đáo. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005, năm 2008 được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
Năm 2023, Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
Chợ nổi Cái Răng được Bộ VH, TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016 và được Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn là một trong 10 chợ ấn tượng nhất thế giới năm 2022. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Tháng 12 năm 1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Ngày 1/12/1999, Khu di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, khi đáp ứng cả hai yếu tố văn hóa và thiên nhiên, cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Ảnh: Minh Đức - TTXVN