Không gian tầng một của quán trưng bày nhiều hiện vật được lưu giữ đến ngày nay. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN
Quán cà phê Đỗ Phủ lưu giữ nhiều kỷ vật, tài liệu về hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn năm xưa. Ảnh: Thúy Hằng - TTXVN
Quán cà phê Đỗ Phủ lưu giữ nhiều kỷ vật, tài liệu về hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn năm xưa thu hút giới trẻ tìm hiều, khám phá. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
Du khách nước ngoài nghe giới thiệu về lịch sử của quán cà phê Đỗ Phủ và những câu chuyện về các chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
Bên trong căn hầm nổi bí mật thông từ tầng hai xuống tầng một của quán. Hầm dùng làm nơi trú ẩn và thoát ra ngoài khi có động của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn xưa. Ảnh: Thúy Hằng – TTXVN
Quán cà phê Đỗ Phủ nằm ở số 113 đường Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
Bút ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đến thăm di tích. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
Cà phê Đỗ Phủ và cơm tấm Đại Hàn phục vụ du khách khi tham quan tại Di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
Quán cà phê Đỗ Phủ là địa điểm thu hút khách nước ngoài khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
Căn hầm bí mật nằm trong tủ quần áo trên tầng hai của quán. Khi có động, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn sẽ chui xuống hầm để thoát ra đường Trần Quang Khải phía sau. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
Chiếc lon guigoz của Pháp dùng để cất thư mật thời kỳ hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn tại khu di tích. Ảnh: Nhựt An - TTXVN