Cả đêm ngâm mình dưới nước để đánh bắt cá giúp anh Nguyễn Văn Mía, ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội (huyện An Phú, An Giang) kiếm được 300 - 400 ngàn đồng, trang trải cuộc sống gia đình. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Anh Phạm Văn Dìa ở xã Phú Hội, huyện An Phú (An Giang) cùng cậu con trai 15 tuổi tranh thủ phân loại cá trước khi bán cho thương lái. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Chợ cá đồng Kinh Ruột (thuộc ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang) lại nhóm họp trên cánh đồng lũ; chợ xuất hiện vào đầu mùa nước và kết thúc khi con nước trên đồng rút. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Thương lái và người dân mua, bán đặc sản "rặt đồng" của miền Tây tại chợ Kênh Ruột, thuộc ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Lũ năm nay về sớm, ngay từ đầu tháng 6 âm lịch, nước bắt đầu tràn đồng, nước về sớm, lên chậm và cao hơn so với cùng kỳ 2 năm gần đây (năm 2020 và 2021), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với những năm về trước nên cá, tôm,...cũng ít dần. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Người dân đánh bắt thủy sản trên cánh đồng ngập lũ ở xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Chợ cá đồng Kinh Ruột xuất hiện, tồn tại hơn 20 năm qua, chuyên thu mua cá, tôm và các đặc sản khác của mùa nước nổi do người dân đánh bắt được ở các cánh đồng thuộc huyện An Phú (An Giang) rồi đưa về bán lại cho các bạn hàng ở Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh,…. Chợ cá nhóm hợp từ 5 giờ sáng đến tầm 9 giờ là tan. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Tép đồng, một đặc sản "rặt đồng" tại chợ Kênh Ruột, thuộc ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Một góc chợ Kênh Ruột, thuộc ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Mấy năm gần đây, lũ về thấp và “dị thường”, tôm, cá và những sản vật của mùa lũ cũng ít dần theo con nước. Ảnh: Công Mạo-TTXVN