Người Mông ưa chuộng vải lanh, bởi nó có độ bền chắc, thông thoáng và không bị mốc.Những bộ trang phục rực rỡ của người Mông bằng vải lanh như điểm nhấn trên cao nguyên đá và trở thành biểu tượng cho sự dẻo dai, cần cù và khéo léo nơi đây. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Khi cây lanh trưởng thành họ sẽ thu hoạch, đem phơi khô rồi tách vỏ xe sợi dệt vải may quần áo cho cả gia đình. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá, nghề dệt thổ cẩm có vị trí rất quan trọng. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Trước khi xe sợi người phụ nữ phải nối từng đoạn lanh lại với nhau, công việc đòi hỏi sự khéo léo và tỷ mẩn. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Một người phụ nữ Mông dệt vải lanh với khung dệt tự chế tạo bằng gỗ tại xóm Pả Vi, huyện Mèo Vạc .Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Trong và sau khi dệt vải những sợi lanh bị tơi sẽ được cắt đi tránh cho việc vải bị sờn. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Quá trình hình thành tấm vải lanh phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ. Trong đó có rất nhiều công đoạn khó, đòi hỏi sự nhẫn nại, bền bỉ từ việc trồng lanh, thu hoạch, giặt, phơi khô, tước vỏ cho đến se sợi, lên khung, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ sáp ong... Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Những tấm vải lanh hoàn thiện sau khi trải qua nhiều công đoạn được người phụ nữ mang ra chợ phiên để bán. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Những chiếc áo vải lanh hoàn thiện sau khi trải qua nhiều công đoạn được người phụ nữ mang ra chợ phiên để bán. Ảnh: Minh Đức - TTXVN