Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại làm lễ cúng ông Công ông Táo. Cá chép được phóng sinh sau lễ cúng là một nét phong tục mà ông cha xưa truyền lại đến bây giờ. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Người nước ngoài háo hức với phong tục thả cá chép để tiễn đưa ông Táo về trời. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Người dân Tuyên Quang thả cá chép phóng sinh. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
Bến phà cũ trên sông Lô được Tuyên Quang chọn làm điểm tổ chức phóng sinh cá chép. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
Tại Thanh hóa, đoàn viên, thanh niên giúp người dân thả cá và thu dọn rác thải quanh khu vực cầu Hạc, thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Thành đoàn thành phố Thanh Hóa đã huy động hơn 300 đoàn viên đến các khu vực có đoạn sông chảy qua, tổ chức hoạt động giúp người dân thả cá và dọn dẹp rác thải. Đây là hoạt động có ý nghĩa kêu gọi mọi người cùng chung tay không xả rác thải, bảo vệ môi trường sinh thái. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Túi ni lông được tập kết, thu gom. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
Tấm biển với thông điệp ý nghĩa "Thả cá, đừng thả túi nylon" trên cầu Long Biên, Hà Nội nhằm khuyến cáo người dân ý thức bảo vệ môi trường. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Người dân đốt túi nilon sau khi thả cá trên bờ sông Đà nhằm hạn chế ô nhiễm rác thải nhựa. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức thả các vận dụng thờ cúng, tàn tro xuống sông Đà, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một khúc của sông Đà đục ngầu tro xỉ, vật dụng thờ cúng và túi nhựa gây ô nhiễm môi trường sông, gây mất mỹ quan. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN