Ngày 4/9/2023, tại thành phố Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang ở thăm nước này. Liên quan Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng khôi phục thỏa thuận, nhưng chỉ sau khi tất cả các hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Nga được gỡ bỏ. Trong khi đó, Tổng thống Erdogan khẳng định thỏa thuận ngũ cốc đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ảnh: AA/TTXVN
Ngày 4/9/2023, tại thành phố Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang ở thăm nước này. Liên quan Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng khôi phục thỏa thuận, nhưng chỉ sau khi tất cả các hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Nga được gỡ bỏ. Trong khi đó, Tổng thống Erdogan khẳng định thỏa thuận ngũ cốc đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ảnh: AA/TTXVN
Một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao của Gabon ngày 30/8/2023 đã tuyên bố lên nắm quyền, theo đó, Tổng thống đắc cử Ali Bongo Ondimba bị phế truất, các cơ quan nhà nước bị giải thể, biên giới bị đóng cửa hoàn toàn, Tư lệnh Lực lượng vệ binh cộng hòa Gabon - Tướng Brice Oligui Nguema (ảnh) được bổ nhiệm làm "Tổng thống chuyển tiếp". Đây là cuộc đảo chính quân sự thứ 8 tại khu vực Tây và Trung châu Phi trong ba năm qua, đe dọa đảo ngược tiến trình dân chủ mà lục địa này đạt được trong 2 thập kỷ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao của Gabon (ảnh) ngày 30/8/2023 đã tuyên bố lên nắm quyền, theo đó, Tổng thống đắc cử Ali Bongo Ondimba bị phế truất, các cơ quan nhà nước bị giải thể, biên giới bị đóng cửa hoàn toàn, Tư lệnh Lực lượng vệ binh cộng hòa Gabon - Tướng Brice Oligui Nguema được bổ nhiệm làm "Tổng thống chuyển tiếp". Đây là cuộc đảo chính quân sự thứ 8 tại khu vực Tây và Trung châu Phi trong ba năm qua, đe dọa đảo ngược tiến trình dân chủ mà lục địa này đạt được trong 2 thập kỷ. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử loài người và các mức nhiệt ghi nhận trên toàn cầu trong thời gian mùa Hè vừa qua ở Bắc Bán cầu đều là mức cao kỷ lục. Theo cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/9/2023, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong các tháng 6,7 và 8/2023 là 16,77 độ C, vượt mức kỷ lục trước đó là 16,48 độ C ghi nhận năm 2019. Ba tháng vừa qua là giai đoạn ấm nhất trong gần 120.000 năm, tức là gần như toàn bộ lịch sử tồn tại của loài người. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử loài người và các mức nhiệt ghi nhận trên toàn cầu trong thời gian mùa Hè vừa qua ở Bắc Bán cầu đều là mức cao kỷ lục. Theo cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/9/2023, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong các tháng 6,7 và 8/2023 là 16,77 độ C, vượt mức kỷ lục trước đó là 16,48 độ C ghi nhận năm 2019. Ba tháng vừa qua là giai đoạn ấm nhất trong gần 120.000 năm, tức là gần như toàn bộ lịch sử tồn tại của loài người. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử loài người và các mức nhiệt ghi nhận trên toàn cầu trong thời gian mùa Hè vừa qua ở Bắc Bán cầu đều là mức cao kỷ lục. Theo cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/9/2023, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong các tháng 6,7 và 8/2023 là 16,77 độ C, vượt mức kỷ lục trước đó là 16,48 độ C ghi nhận năm 2019. Ba tháng vừa qua là giai đoạn ấm nhất trong gần 120.000 năm, tức là gần như toàn bộ lịch sử tồn tại của loài người. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/9/2023, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu châu Phi tại Kenya (ảnh) đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu bật yêu cầu thay đổi toàn diện hệ thống tài chính toàn cầu và hối thúc cộng đồng quốc tế ủng hộ thúc đẩy năng lượng tái tạo. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi thực hiện các biện pháp, gồm các gói tài chính, giảm nợ và xem xét lại hệ thống tài chính toàn cầu để giúp các nước châu Phi đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/9/2023, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu châu Phi tại Kenya (ảnh) đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu bật yêu cầu thay đổi toàn diện hệ thống tài chính toàn cầu và hối thúc cộng đồng quốc tế ủng hộ thúc đẩy năng lượng tái tạo. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi thực hiện các biện pháp, gồm các gói tài chính, giảm nợ và xem xét lại hệ thống tài chính toàn cầu để giúp các nước châu Phi đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan với chủ đề “ASEAN: Tầm vóc, Tâm điểm Tăng trưởng” đã bế mạc tại Jakarta, Indonesia. Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo nhấn mạnh ASEAN phải chung tay biến thách thức thành cơ hội, biến cạnh tranh thành hợp tác, biến độc quyền thành sự bao trùm và biến sự khác biệt thành thống nhất. Ảnh: Lãnh đạo các quốc gia ASEAN và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (thứ 6, trái), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (thứ 5, trái) cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (thứ 6, phải) tại hội nghị cấp cao ASEAN+3. Yonhap/TTXVN
Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan với chủ đề “ASEAN: Tầm vóc, Tâm điểm Tăng trưởng” đã bế mạc tại Jakarta, Indonesia. Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo (ảnh, giữa) nhấn mạnh ASEAN phải chung tay biến thách thức thành cơ hội, biến cạnh tranh thành hợp tác, biến độc quyền thành sự bao trùm và biến sự khác biệt thành thống nhất. Ảnh: AFP/TTXVN
Triển lãm ánh sáng mùa thu tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ ngày 31/8 đến 10/9/2023, trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật ánh sáng độc đáo và rực rỡ sắc màu. Ảnh: THX/TTXVN
Triển lãm ánh sáng mùa thu tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ ngày 31/8 đến 10/9/2023, trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật ánh sáng độc đáo và rực rỡ sắc màu. Ảnh: THX/TTXVN
Nhật Bản ngày 7/9/2023 đã phóng thành công tên lửa đẩy H2-A mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) cùng vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM) vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima. Theo kế hoạch, SLIM - do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát triển - sẽ đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng khoảng 3 đến 4 tháng kể từ thời điểm rời bệ phóng và có khả năng đáp xuống bề mặt Mặt Trăng sau 4 đến 6 tháng. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nhật Bản ngày 7/9/2023 đã phóng thành công tên lửa đẩy H2-A mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) cùng vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM) vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima. Theo kế hoạch, SLIM - do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát triển - sẽ đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng khoảng 3 đến 4 tháng kể từ thời điểm rời bệ phóng và có khả năng đáp xuống bề mặt Mặt Trăng sau 4 đến 6 tháng. Ảnh: Kyodo/TTXVN