Ngày 7/4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo quyết định nối lại viện trợ cho Palestine ở mức 235 triệu USD. Trong khoản tiền trên, Mỹ sẽ đóng góp 150 triệu USD cho Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), viện trợ 75 triệu USD để hỗ trợ kinh tế và phát triển tại Bờ Tây cùng Dải Gaza và 10 triệu USD cho những nỗ lực xây dựng hòa bình. Trong ảnh (tư liệu): Người dân Palestine nhận hàng viện trợ từ UNRWA, tại Dải Gaza ngày 7/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 7/4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo quyết định nối lại viện trợ cho Palestine ở mức 235 triệu USD. Trong khoản tiền trên, Mỹ sẽ đóng góp 150 triệu USD cho Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), viện trợ 75 triệu USD để hỗ trợ kinh tế và phát triển tại Bờ Tây cùng Dải Gaza và 10 triệu USD cho những nỗ lực xây dựng hòa bình. Trong ảnh (tư liệu): Người dân Palestine nhận hàng viện trợ từ UNRWA, tại Dải Gaza ngày 1/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/4/2021, tại thủ đô Vienna của Áo, Ủy ban Hỗn hợp về Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) đã bắt đầu nối lại cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới. Các bên còn lại tham gia thỏa thuận, gồm Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp, Anh gặp gỡ trực tiếp với Iran, trong khi phía Mỹ tham gia gián tiếp. Ảnh: THX/ TTXVN
Ngày 8/4/2021, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết, trong tháng 3/2021, số người nhập cư trái phép vào Mỹ bị bắt giữ tại khu vực biên giới chung với Mexico đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua. Theo đó, trong tháng 3 vừa qua, CBP đã bắt giữ hơn 172.300 người di cư - tăng 70% so với tháng trước đó. Trong ảnh: Người di cư trở lại khu vực Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico, sau khi bị trục xuất khỏi Mỹ ngày 5/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 8/4/2021, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết, trong tháng 3/2021, số người nhập cư trái phép vào Mỹ bị bắt giữ tại khu vực biên giới chung với Mexico đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua. Theo đó, trong tháng 3 vừa qua, CBP đã bắt giữ hơn 172.300 người di cư - tăng 70% so với tháng trước đó. Trong ảnh: Người di cư tại khu vực El Florido, Guatemala, trong hành trình tới Mỹ ngày 15/1/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 6/4/2021, nhà chức trách Indonesia và nước láng giềng Timor Leste thông báo đã có ít nhất 157 người thiệt mạng và hàng chục người vẫn còn mất tích sau khi cơn bão nhiệt đới Seroja tấn công hai quốc gia Đông Nam Á này, gây lở đất, lũ quét và khiến hàng nghìn người mất nhà cửa. Trong ảnh: Tuyến đường bị phá hủy do lũ quét tại thủ đô Dili, Timor Leste ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/4/2021, nhà chức trách Indonesia và nước láng giềng Timor Leste thông báo đã có ít nhất 157 người thiệt mạng và hàng chục người vẫn còn mất tích sau khi cơn bão nhiệt đới Seroja tấn công hai quốc gia Đông Nam Á này, gây lở đất, lũ quét và khiến hàng nghìn người mất nhà cửa. Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân sau mưa lũ ở Flores Timur, Đông Nusa Tenggara, Indonesia, ngày 6/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Hàn Quốc và Mỹ ngày 8/4/2021 đã chính thức ký thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng. Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-kun (phải) và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ ở Seoul Rob Rapson (trái) ký thỏa thuận, được gọi là Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA), có hiệu lực đến năm 2025. Theo đó, Seoul sẽ chi trả 1.183.000 tỷ won (1,05 tỷ USD) trong năm nay, tăng so với con số 1.038.000 tỷ won năm 2019, để duy trì lực lượng Mỹ gồm 28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Hàn Quốc và Mỹ ngày 8/4/2021 đã chính thức ký thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng. Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-kun (phải) và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ ở Seoul Rob Rapson (trái) ký thỏa thuận, được gọi là Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA), có hiệu lực đến năm 2025. Theo đó, Seoul sẽ chi trả 1.183.000 tỷ won (1,05 tỷ USD) trong năm nay, tăng so với con số 1.038.000 tỷ won năm 2019, để duy trì lực lượng Mỹ gồm 28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/ TTXVN