Một máy tính Apple-1 đã được hãng đấu giá John Moran Auctioneers bán cho một khách hàng với giá 400.000 USD trong phiên đấu giá ngày 10/11/2021. Chiếc máy tính được lắp ráp bởi những nhà sáng lập Apple là Steve Jobs và Steve Wozniak này là một trong 200 máy tính Apple thế hệ đầu tiên được phát triển vào năm 1976, ở giai đoạn ban sơ của "đế chế" xuất phát từ một start-up lập nghiệp bé nhỏ trở thành một ông trùm công nghệ trị giá 2.000 tỷ USD. Trong ảnh (tư liệu): Một chiếc máy tính Apple-1. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 11/11/2021 cho biết lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) hai phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng chống lại coronavirus. Đó là phương pháp điều trị từ công ty dược phẩm Thụy Sĩ Roche, Ronapreve, và từ công ty Hàn Quốc Celltrion, regdanvimab (Regkirona). Trong ảnh: Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức, ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 11/11/2021 cho biết lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) hai phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng chống lại coronavirus. Đó là phương pháp điều trị từ công ty dược phẩm Thụy Sĩ Roche, Ronapreve, và từ công ty Hàn Quốc Celltrion, regdanvimab (Regkirona). Trong ảnh: Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ, ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 8/11/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã ra thông cáo kịch liệt lên án vụ ám sát bất thành nhằm vào Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi xảy ra ngày 7/11. Trong ảnh: Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Rạng sáng 7/11/2021, Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi đã thoát khỏi một âm mưu ám sát bằng máy bay không người lái nhằm vào dinh thự của ông ở Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Baghdad. Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và lãnh đạo nhiều quốc gia đã kịch liệt lên án vụ tấn công. Trong ảnh: Cảnh sát Iraq gác tại khu vực Vùng Xanh ở Baghdad, sau vụ ám sát bất thành nhằm vào Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, ngày 7/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Rạng sáng 7/11/2021, Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi đã thoát khỏi một âm mưu ám sát bằng máy bay không người lái nhằm vào dinh thự của ông ở Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Baghdad. Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và lãnh đạo nhiều quốc gia đã kịch liệt lên án vụ tấn công. Trong ảnh: Hiện trường vụ tấn công. Ảnh: AFP/TTXVN
Căng thẳng liên quan vấn đề người di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus ngày một gia tăng, làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU). Ba Lan cáo buộc Belarus để cho các đoàn người di cư tự do di chuyển đến biên giới để đáp trả việc các nước EU trừng phạt nước này. Về phần mình, Minsk luôn bác bỏ cáo buộc này. Trong ảnh: Người di cư tại khu vực Narewka, gần biên giới Ba Lan - Belarus, ngày 9/11/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Căng thẳng liên quan vấn đề người di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus ngày một gia tăng, làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU). Ba Lan cáo buộc Belarus để cho các đoàn người di cư tự do di chuyển đến biên giới để đáp trả việc các nước EU trừng phạt nước này. Về phần mình, Minsk luôn bác bỏ cáo buộc này. Trong ảnh: Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus - Ba Lan, ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng, giá dầu tăng cao được coi là yếu tố bất lợi, gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Điều này đang đặt ra bài toán khó cho Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (còn gọi là OPEC+) về việc phải thay đổi mức sản lượng khai thác hiện nay, nhất là trong bối cảnh OPEC+ đang chịu sức ép của Mỹ và nhiều nước về điều chỉnh tăng sản lượng. Trong ảnh: Công nhân làm việc tại cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng, giá dầu tăng cao được coi là yếu tố bất lợi, gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Điều này đang đặt ra bài toán khó cho Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (còn gọi là OPEC+) về việc phải thay đổi mức sản lượng khai thác hiện nay, nhất là trong bối cảnh OPEC+ đang chịu sức ép của Mỹ và nhiều nước về điều chỉnh tăng sản lượng. Trong ảnh: Cơ sở khai thác dầu tại khu vực al-Khurj, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mỹ và Trung Quốc ngày 10/11/2021 ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, có tên "Tăng cường hành động vì khí hậu trong những năm 2020", theo đó hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Trong ảnh: Khí thải bốc lên từ nhà máy điện ở Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ và Trung Quốc ngày 10/11/2021 ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, có tên "Tăng cường hành động vì khí hậu trong những năm 2020", theo đó hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Trong ảnh: Khí thải bốc lên từ một nhà máy lọc dầu ở Houston, Texas, Mỹ, ngày 20/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN