PTT Trương Hòa Bình: Quản lý cán bộ để không tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại
"Quản lý cán bộ để không tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại", là chỉ đạo của đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội chiều ngày 19/5 về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Lợi dụng dịch bệnh để trục lợi Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước, đặc biệt đối với mặt hàng khẩu trang, vật tư y tế, dung dịch nước sát khuẩn phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh.Lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số đối tượng đã sản xuất, kinh doanh mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ giả, nước rửa tay sát khuẩn kém chất lượng; mua gom, đầu cơ, tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý trong nước và xuất lậu sang nước ngoài để kiếm lời.
Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.Trong 4 tháng đầu năm 2020, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tổ chức thanh tra, kiểm tra gần 8.500 vụ, phát hiện, xử lý hơn 7.000 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trong đó, cơ quan chức năng đã khởi tố 41 vụ và 60 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước gần 1.400 tỷ đồng.
Riêng trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, tính đến ngày 18/5, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 758 vụ, xử lý hành chính 318 vụ; trong đó các cơ quan chức năng đã chuyển bốn hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an để tiến hành điều tra theo quy định; đồng thời xử phạt hành chính trên 2,4 tỷ đồng. Điển hình như vụ lực lượng công an đã phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, kiểm tra, xử lý đối với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y tế Đức Anh, tại Quận Đống Đa (Hà Nội) đang sản xuất, buôn bán hàng hóa nghi là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch; thu giữ hàng ngàn sản phẩm, phương tiện vi phạm và đã khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo qui định. Quy phạm pháp luật thiếu, khó xử lý Theo ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tuy nhiên, sự quan tâm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa có chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Một số quy phạm pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong kiểm tra, xử lý vi phạm phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch COVID-19 nói riêng cũng còn thiếu nên rất khó áp dụng, có kẽ hở để các đối tượng lợi dụng hoạt động.Ông Chu Xuân Kiên nêu ví dụ, đối với mặt hàng khẩu trang y tế hiện nay không thuộc danh mục hàng hóa nhà nước quản lý về giá nên cơ quan chức năng có kiểm tra phát hiện cũng rất khó xử lý.
Cụ thể, theo điều 196 Bộ Luật hình sự 2015 về tội đầu cơ quy định: người lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc “danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá”.Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, mặt hàng khẩu trang y tế tại thời điểm hiện nay không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá như đã nêu trên.
Do vậy, các lực lượng chức năng rất khó để xử lý hành vi định giá mua, giá bán bất hợp lý mà phải vận dụng linh hoạt. Mặt khác, tại thời điểm này quy định pháp luật không đủ căn cứ để khởi tố hình sự đối với hành vi đầu cơ kinh doanh mặt hàng khẩu trang.Để khắc phục những khó khăn này, các đại biểu có chung kiến nghị, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương tăng cường việc phối hợp liên ngành trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại tại các cửa khẩu biên giới, các ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không quốc tế...
Bên cạnh đó, để bảo đảm xử lý vi phạm đúng quy định của pháp luật, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quy định cụ thể các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch nói chung và bệnh dịch COVID-19 nói riêng vào danh mục hàng hóa nhà nước quản lý giá.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ rõ, Thủ trưởng các lực lượng chức năng, Chủ tịch UBND các cấp phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra công khai, thường xuyên trên địa bàn, đồng thời có cán bộ, công chức tiêu cực, vi phạm pháp luật. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ yếu vẫn là yếu tố con người. Thực tế cho thấy, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị, địa phương chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, có lúc, có nơi buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc, các lực lượng chức năng chưa làm hết trách nhiệm. Do vậy, thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị cần chú trọng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý, chỉ đạo xử lý kỷ luật, buộc thôi việc những cán bộ, công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí “nhạy cảm”, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cần tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng các địa phương khác, nhất là các tỉnh biên giới trọng điểm, ngăn chặn kịp thời các hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu từ biên giới, cửa khẩu về Hà Nội để tiêu thụ, phân phối, tập trung vào cả 3 tuyến đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Xác lập các chuyên án triệt phá các tụ điểm tàng trữ, tập kết, trung chuyển hàng nhập lậu, hàng giả trên địa bàn thành phố. Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, xác định Hà Nội là một trong những địa bàn lớn nhất của cả nước, là điểm trung chuyển lớn, sản xuất hàng giả, vì vậy Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội xác định nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Thành phố sẽ giao nhiệm vụ cho công an, quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng của Trung ương, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu./.>>>Xử lý nghiêm việc buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng chống dịch và thiết yếu
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Tổng cục Hải quan lên tiếng về cán bộ bị bắt trong vụ buôn lậu tinh quặng sắt
17:48' - 28/03/2020
Tổng cục Hải quan đã chủ động phát hiện và khởi tố vụ án buôn lậu tinh quặng sắt khiến nhiều cán bộ hải quan bị bắt, trước khi chuyển Cơ quan An ninh điều tra để điều tra theo thẩm quyền.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan triệt phá thành công chuyên án buôn lậu thuốc lá điếu trên biển
22:05' - 20/03/2020
Ngày 20/3, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết đã triệt phá thành công chuyên án buôn lậu thuốc lá điếu trên biển lớn nhất từ trước tới nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Trưng dụng khẩu trang y tế tịch thu từ buôn lậu phục vụ phòng, chống dịch
15:05' - 14/03/2020
Cục Hải quan tỉnh An Giang vừa có văn bản đề xuất UBND tỉnh An Giang và Tổng cục Hải quan về việc lấy khẩu trang y tế tịch thu được để phục vụ cho phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh An Giang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.