PVN đối mặt với sức ép giảm giá dịch vụ dầu khí
Tại Hội nghị triển khai công tác dịch vụ năm 2018 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cuối tuần qua, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn nhìn nhận, mặc dù giá dầu thô đã có dấu hiệu phục hồi nhưng hoạt động cung cấp các dịch vụ dầu khí của PVN tiếp tục đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài.
Hiện Thị trường cung cấp dịch vụ dầu khí tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt do nhiều nhà cung cấp dịch vụ dầu khí nước ngoài có tiềm lực vượt trội về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, kinh nghiệm, tài chính sẵn sàng chào giá cung cấp dịch vụ thấp hơn so với chi phí sản xuất vận hành thực tế để với có việc làm bằng mọi giá Theo ông Sơn, với thị trường cung cấp dịch vụ mà cung lớn hơn cầu như hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ của PVN phải đối mặt với sức ép giảm giá từ các khách hàng thuê sử dụng dịch vụ và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vững thị phần cũng như phát triển tìm kiếm các hợp đồng mới trong và ngoài nước. Trong khi đó, các đơn vị dịch vụ dầu khí của PVN còn có một số loại hình dịch vụ bị chồng chéo, khả năng cạnh tranh của các đơn vị cung cấp dịch vụ chưa theo kịp biến động của thị trường, còn hệ thống định mức trong lĩnh vực dịch vụ còn thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đấu thầu cũng như quản lý trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó, Luật Đấu thầu với nhiều quy định chưa phù hợp với đặc thù của ngành Dầu khí, nhiều thủ tục phức tạp. Ngoài ra, việc PVN chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục các dịch vụ được áp dụng hình thức đàm phán trực tiếp cũng tác động tiêu cực đến các đơn vị khi tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ. Vì vậy, để có thể đối mặt với sức ép cạnh tranh này và giữ vững thị phần hoạt động, các đơn vị cung cấp dịch vụ dầu khí sẽ phải tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp trong năm 2018. Theo đó, PVN sẽ xây dựng quy hoạch cho việc phát triển các ngành dịch vụ để quy hoạch này trở thành định hướng cho tất cả các đơn vị dịch vụ xây dựng và phát triển kế hoạch đầu tư tiếp theo của các đơn vị. Bên cạnh đó, các đơn vị dịch vụ dầu khí cần đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ trong nước trên cơ sở công khai minh bạch trong đấu thầu cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ dầu khí. Các đơn vị dịch vụ cũng cần thúc đẩy kinh doanh các sản phẩm dịch vụ trong nước, đồng thời tập trung mọi nguồn lực cho việc đấu thầu các gói thầu quốc tế bởi đây là cuộc cạnh tranh sống còn của ngành dịch vụ dầu khí, Chủ tịch PVN Tràn Sỹ Thanh nhấn mạnh. Là đơn vị dịch vụ dầu khí bị tác động rất lớn của sức ép cạnh tranh này, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) Phạm Tiến Dũng đề xuất cách làm mới trên cơ sở tập hợp các đơn vị dịch vụ thành nhóm để bù trừ các phần thiếu cho nhau từ tài chính, con người, thiết bị, kinh nghiệm. Từ đó, thực hiện thỏa thuận cùng chủ các dự án mỏ để khoan, phát triển mỏ với chi phí hợp lý sau đó sẽ nhận trả sau khi có dòng dầu đầu tiên. Đây là phương án được một số nhà thầu dầu khí đang thử nghiệm tại một số nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan. Việc áp dụng giải pháp này sẽ vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vừa tận dụng được tài chính từ các đơn vị để phân phối cho hợp lý, ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh. Tuy nhiên, để ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài thì việc xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ dầu khí, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao là giải pháp rất quan trọng cần sớm tính đến. Đồng thời, việc xây dựng cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí cung cấp dịch vụ dầu khí ra nước ngoài, đặc biệt là cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các dự án của Tập đoàn ở nước ngoài cũng sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Hùng Dũng đề xuất. Năm 2017, mặc dù thị trường dịch vụ dầu khí có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng doanh thu từ mảng này của PVN vẫn đạt 167.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 34% trong tổng doanh thu của Tập đoàn và tăng 11,2% so với năm 2016. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ dầu khí từ nước ngoài của các đơn vị trong PVN đạt 29.400 tỷ đồng, tăng tới 17.500 tỷ đồng so với năm 2016. Trong đó có thể kể đến một số đơn vị có sự vượt trội về doanh thu dịch vụ từ nước ngoài như PTSC đạt 2.601 tỷ đồng, PVTrans đạt 1.170 tỷ đồng, PVOIL đạt 22.146 tỷ đồng./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Quý I/2018, PVN nộp ngân sách Nhà nước vượt 30%
11:21' - 03/04/2018
Quý I/2018, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng PVN dã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh và tài chính.
-
Chuyển động DN
PVN tìm kiếm nguồn tài chính cho dự án khí Lô B
08:57' - 13/03/2018
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn vừa làm việc với đại diện Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) về việc thu xếp tài chính cho dự án khí Lô B & 52/97.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng PVN
12:57' - 12/01/2018
Sáng 12/1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
PC Hưng Yên khuyến cáo khách hàng tiết kiệm điện tránh hóa đơn tiền điện tăng cao
16:16' - 07/07/2025
Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng.
-
Chuyển động DN
DNSE củng cố vị thế top 2 thị phần phái sinh
15:29' - 07/07/2025
Theo Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), DNSE tiếp tục mở rộng thị phần môi giới chứng khoán phái sinh trong Quý 2/2025, đạt mức 17,33% và giữ vững vị trí top 2 toàn thị trường.
-
Chuyển động DN
Điện lực miền Bắc tập trung 6 nhiệm vụ bảo đảm điện cuối năm
21:07' - 06/07/2025
Trước dự báo tháng 7–8 còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt, Tổng công ty tiếp tục kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp và người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
-
Chuyển động DN
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 – Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
12:20' - 06/07/2025
Theo ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc EVN, thời điểm hạ rotor là bước rất quan trọng. Khi hạ thành công rotor, quá trình tiến tới giai đoạn hòa lưới tổ máy sẽ được đẩy nhanh.
-
Chuyển động DN
EVNCPC tăng cường kiểm tra an toàn điện, phòng chống cháy nổ
15:50' - 05/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, EVNCPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Vinatex chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
16:48' - 04/07/2025
Giai đoạn 2025 - 2030 tiếp tục là thời kỳ thế giới đối mặt với nhiều biến động. Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
-
Chuyển động DN
Mục tiêu hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng ngày 19/8
16:08' - 04/07/2025
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều áp lực về tiến độ và khối lượng thi công.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm tại Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
16:05' - 04/07/2025
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là một trong những công tác trọng yếu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong trạm biến áp.
-
Chuyển động DN
Tập trung hoàn thành Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối trong tháng 7/2025
15:59' - 04/07/2025
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.