Quá trình tìm kiếm nạn nhân tại Thủy điện Rào Trăng 3 phụ thuộc vào lưu tốc dòng chảy
Đó là thông tin của Trung tá Phan Thắng, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chiều 8/3.
Theo lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 26/2, Đoàn công tác của Quân khu 4 và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tới hiện trường Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 để đánh giá lại mức độ an toàn và hiện trạng công trình để tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 4 và lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nối lại công tác tìm kiếm trong thời gian tới.
Trung tá Phan Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Khó khăn nhất trong việc nối lại công tác tìm kiếm những công nhân còn mất tích ở Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 trong giai đoạn 4 chính là việc lựa chọn thời điểm để kiểm soát tốt nhất dòng chảy.
Trong ngày 8/3, lưu tốc dòng chảy trên sông Rào Trăng tại hiện trường xảy ra sự cố sạt lở núi là khoảng 10m3/giây và từ đây xuôi về ngã ba Tam Dần với chiều dài 2,5 km (phạm vi tìm kiếm giai đoạn 4), lưu tốc dòng chảy ngày càng lớn lên tới 20m3/giây. Nếu đập dâng của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 được phép hoàn thiện xây dựng có dung tích chứa tối đa 2,7 triệu m3, như vậy với lưu tốc dòng chảy 20m3/giây chỉ có thể giữ nước tại đập dâng gần 1,7 ngày, sau đó lại phải xả nước.
Bên cạnh đó, lực lượng cứu hộ sẽ phải xử lý thêm vấn đề lượng nước thẩm thấu từ dưới lòng đất lên và ứng phó với 4-5 tụ thủy chảy ngang trong khu vực tìm kiếm của giai đoạn 4. Chính vì vậy, lực lượng tìm kiếm không thể triển khai trong thời điểm hiện nay, nhưng vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng khi các điều kiện cho phép.
Trung tá Phan Thắng, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thêm, tỉnh Thừa Thiên - Huế bước vào mùa khô bắt đầu từ tháng 5-6, lúc đó lưu tốc dòng chảy trong khu vực tìm kiếm chỉ từ 4-5m3/giây, đập dâng của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 nếu hoàn thành sẽ giữ nước được khoảng 8 ngày, khi đó sẽ thuận lợi cho công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân.
Công trình đập dâng tràn của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 có chiều dài khoảng 150m, các đơn vị thi công trước đó đã hoàn thành xây dựng khoảng 90%.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 Lê Văn Hoa, đơn vị đang thuê Trung tâm kiểm định thuộc Trường Đại học Thủy lợi (Hà Nội) để đánh giá mức độ an toàn của công trình Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3: Các bước kiểm định sẽ được thực hiện trong 2 tháng.
Sau đó, nếu được các cơ quan chức năng cho phép xây dựng tiếp, công trình đập dâng của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng sẽ mất khoảng 2 tháng để hoàn thành. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, cuối tháng 6/2021, việc xây dựng đập dâng sẽ hoàn thành và đầu tháng 7/2021 sẽ tiến hành ngăn nước phục vụ cho công tác tìm kiếm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ sạt lở ở Rào Trăng 3: Lên phương án giai đoạn 4 tìm kiếm nạn nhân mất tích
13:56' - 17/12/2020
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức họp các đơn vị liên quan để bàn kế hoạch tổ chức tìm kiếm giai đoạn 4 các nạn nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
-
Kinh tế & Xã hội
Chuẩn bị kỹ phương án giai đoạn 4 tìm nạn nhân mất tích ở Rào Trăng 3
07:54' - 05/12/2020
Hơn 1,5 tháng qua, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã dồn toàn lực để tìm kiếm những công nhân mất tích tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 với vô vàn khó khăn phải đối mặt.
-
Pháp luật
Lĩnh án 15 năm tù vì chiếm đoạt tiền của nạn nhân ở Thủy điện Rào Trăng 3
20:06' - 25/11/2020
Chiều 25/11, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Phúc - đối tượng chiếm đoạt tiền của gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Sạt lở tại Rào Trăng 3: Cơ bản hoàn thành giai đoạn 3 tìm kiếm nạn nhân
12:06' - 24/11/2020
Dự kiến chiều 24/11, các lực lượng cứu nạn sẽ kết thúc giai đoạn 3 tìm kiếm 11 công nhân đang mất tích dưới lòng suối và rút lực lượng khỏi hiện trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cam kết chuyển đổi xanh hóa
17:43'
Năm 2015, ngành dệt may thế giới tiêu thụ 79 tỷ m3 nước, phát thải 1.715 triệu tấn CO2 và 92 triệu tấn chất thải. Nếu duy trì cách thức sản xuất cũ, con số này sẽ tăng ít nhất 50% vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm chức danh đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân Hà Nội
15:22'
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 160/2021/QH14 thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao Quảng Ninh 4 năm liên tiếp đoạt quán quân về PCI?
15:22'
Quảng Ninh đã xuất sắc duy trì 4 năm liên tiếp (từ năm 2017 đến năm 2020) đoạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị gia hạn thời hạn giải ngân khoản vay 313 triệu USD cho dự án metro số 2
12:47'
Khoản vay của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro số 2 có giá trị 240,75 triệu Euro (tương đương 313 triệu USD), được chia thành 2 hiệp định vay ký năm 2011.
-
Kinh tế Việt Nam
Có bao nhiêu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19?
11:08'
Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với 15,6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10,4%.
-
Kinh tế Việt Nam
"Chạy nước rút" xây dựng hạ tầng khu tái định cư sân bay quốc tế Long Thành
10:00'
Tháng 4/2020, tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn phục vụ dự án sân bay quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP - Bài cuối: Giải pháp cần có
08:03'
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) sau 3 năm triển khai đã giúp nâng tầm nông sản Việt và quan trọng hơn là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP - Bài 4: Không thể nóng vội
07:48'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP. So với kết quả chỉ trong 3 năm của giai đoạn đầu thì đây được xem không phải là con số lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm nghẽn chương trình OCOP - Bài 3: Làm gì để lan tỏa sản phẩm?
07:38'
Bí thư huyện ủy Con Cuông cho biết, huyện đã xây dựng hai bản làng đạt sản phẩm OCOP 3 đến 4 sao, đó là bản du lịch cộng đồng - bản Nưa thuộc xã Yên Khê và bản Khe Rạn, xã Bồng Khê.