Quan điểm trái chiều về biện pháp trừng phạt Nga tại châu Âu
Trong bài viết của chuyên gia Dimitar Bechev được trang mạng atlanticcouncil.org đăng tải mới đây, trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, Moskva cho rằng họ có cơ hội để mặc cả với Washington về việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại cho thấy cách tốt nhất để Moskva đạt được mục tiêu này là tập trung vào các nước châu Âu vốn có quan điểm trái chiều về việc duy trì các biện pháp trừng phạt Nga. Bên cạnh đó, hiện vẫn có nhiều chính trị gia tin rằng cần phải duy trì mối quan hệ với Moskva.
Việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cứng rắn đối với Nga đã khiến một số nước đồng minh của Washington ở châu Âu lo ngại. Chính phủ Đức đã phản ứng mạnh mẽ với các biện pháp tăng cường trừng phạt của Mỹ đối với Nga hồi tháng 7 vừa qua (do Moskva bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016).Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries (thuộc đảng SPD) cho rằng các biện pháp này vi phạm luật pháp quốc tế, tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp châu Âu có quan hệ với Nga nên kêu gọi châu Âu cân nhắc biện pháp trả đũa. Mặc dù vậy, Chính phủ của Thủ tướng Merkel vẫn bảo vệ quan điểm "cần phải duy trì các biện pháp trừng phạt Nga".Trong khi Mỹ và các nước Tây Âu không sẵn sàng trong việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga thì nhiều chính trị gia ở khu vực Trung và Đông Âu đã lên tiếng phản đối việc duy trì chính sách này. Trong bài phát biểu tại Hội đồng châu Âu ngày 10/10 vừa qua, Tổng thống Cộng hòa Czech Miloš Zeman đã phản đối các biện pháp trừng phạt Nga vì cho rằng "không có tác dụng".Theo ông Zeman, các biện pháp trừng phạt đó cần được thay bằng một cuộc đàm phán mà kết quả là Nga sẽ bồi thường cho Ukraine bằng tiền hoặc dầu khí bởi việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea là "không thể đảo ngược".Trước đó, trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda ngày 5/10, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga khiến nước này chịu thiệt hại về kinh tế nên cần phải được bãi bỏ.
Chuyên gia Dimitar Bechev nhận định lợi ích quốc gia - đặc biệt khi có liên quan đến vấn đề năng lượng - là lý do quan trọng khiến một số nước trong khu vực duy trì và phát triển quan hệ kinh tế với Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban là người ủng hộ mạnh mẽ việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Nga. Trong chuyến thăm Budapest lần thứ hai (trong năm 2017), ông Putin đã thông báo rằng Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosatom của Nga sẽ khởi động việc xây dựng hai tổ hợp máy mới tại nhà máy điện hạt nhân Paks của Hungary vào đầu năm 2018.Hungary cùng với Serbia và Bulgaria là ba quốc gia vận động mạnh mẽ cho việc mở rộng dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" của Nga sang khu vực Trung Âu. Trước đó, trong chuyến thăm Nga hồi tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cũng đã ký thỏa thuận khung hợp tác với Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga trong việc triển khai dự án trên.Một số nước lớn khác ở châu Âu như Đức, Hà Lan cũng đang vận động triển khai dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc 2" dù vấp phải rào cản từ hệ thống các quy định pháp lý của EU. Trên bình diện châu Âu, nhiều nước cũng đã lên tiếng phải đối các biện pháp trừng phạt Nga như Italy, Áo, Tây Ban Nha, Hy Lạp, đảo Cyprus.Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã nhiều lần lên án các biện pháp trừng phạt Nga. Tuyên bố ngày 11/10 vừa qua trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu không phải là lần đầu tiên ông Zeman thể hiện quan điểm này. Trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 20-21/10 tới, khả năng phong trào ANO của tỷ phú Andrej Babis sẽ giành chiến thắng.
Trước đó, ông Babis từng cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga là "vô nghĩa". Nếu trở thành Thủ tướng, khả năng ông Babis cũng sẽ theo đuổi chính sách của hai chính trị gia dân túy khác trong khu vực là Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov và Thủ tướng Slovakia Robert Fico: khẳng định cam kết đối với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời tìm cách phát triển quan hệ với Nga.
Theo chuyên gia Bechev, có ba lý do để phỏng đoán EU sẽ không giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Nga trong thời gian tới. Thứ nhất, khả năng Chính phủ mới của Thủ tướng Merkel vẫn sẽ duy trì sự cân bằng trong việc trừng phạt và hợp tác với Nga.Tiếng nói thân Nga trong Quốc hội Đức sẽ suy yếu bởi kết quả tồi tệ của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) trong kỳ bầu cử hồi tháng 9 vừa qua. Nhiều khả năng SPD sẽ không tiếp tục tham gia nội các mới của bà Merkel. Ngoài ra, nếu Chính phủ mới ở Đức điều chỉnh mạnh chính sách với Nga theo hướng này sẽ tạo ra "hiệu ứng domino" trong EU.Thứ hai, tại khu vực Trung và Đông Âu, tương quan giữa các nhóm nước ủng hộ và phản đối trừng phạt Nga là khá cân bằng. Nhiều nước đã và đang coi Nga là mối đe dọa và ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt như Ba Lan, Romania và các nước Baltic. Những nước này ủng hộ NATO tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Trong khi đó, nội bộ một số nước cũng bất đồng liên quan đến quan hệ với Nga. Các tuyên bố của Tổng thống Zeman ngày 10/10 vừa qua đã vấp phải sự phản đối của chính phủ và các chính trị gia Cộng hòa Czech. Thủ tướng Sobotka cho rằng ông Zeman không được Chính phủ Czech ủy quyền để phát biểu về chính sách đối ngoại.Trong khi đó, Ngoại trưởng Lubomir Zaoralek thì khẳng định Chính phủ Czech mới là cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của Prague. Thượng viện Czech đã ra tuyên bố khẳng định phát biểu của Tổng thống Zeman "không phù hợp với lợi ích quốc gia" của Cộng hòa Czech.
Thứ ba, nhiều tuyên bố ủng hộ Nga ít có khả năng trở thành hiện thực mà chủ yếu nhằm vào dư luận trong nước. Trong các cuộc họp của Hội đồng châu Âu, nhìn chung các lãnh đạo EU vẫn theo xu hướng duy trì các biện pháp trừng phạt Nga.Đến nay, ngoại trừ Thủ tướng Hungary Orban, ít khả năng có thêm lãnh đạo EU nào khác sẵn sàng đối đầu với chính sách này của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Chuyên gia Dimitar Bechev đi đến kết luận rằng trong ngắn hạn, những tuyên bố của các nhà lãnh đạo châu Âu (Orban, Radev, Zeman, Babis, Fico và Borisov) sẽ tạo thuận lợi cho chiến dịch truyền thông của Nga phản đối các biện pháp trừng phạt của EU.Thực tế cho thấy Nga đã và đang duy trì quan hệ với các đảng cực hữu và cực tả ở châu Âu nhằm triển khai chính sách này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, Moskva vẫn cần phải tác động được tới quan điểm của các đảng phái chính trong EU.
- Từ khóa :
- nga
- mỹ
- liên minh châu âu
- biện pháp trừng phạt nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng liên minh Nga - Đức trong bối cảnh mới
06:30' - 26/10/2017
Tờ Tương lai địa chính trị toàn cầu (GPF) bình luận rằng cho dù thông qua con đường liên minh hay trừng phạt, Nga vẫn là một lựa chọn của Đức để thay thế Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sẽ thiệt hại 3% GDP nếu Nga ngừng trung chuyển khí đốt
20:10' - 25/10/2017
Andrey Kobolev, người đứng đầu công ty Naftogaz Ukraine, cho hay nước này sẽ thiệt hại ước 3 tỷ USD/năm nếu Gazprom của Nga ngừng trung chuyển khí đốt sang thị trường châu Âu qua lãnh thổ Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin: Nga và Croatia còn nhiều tiềm năng hợp tác song phương
09:52' - 19/10/2017
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 18/10, tại thành phố Sochi , Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga Putin: Hoạt động kinh tế giữa các nước SNG đang được khôi phục
09:01' - 12/10/2017
Theo Tổng thống Nga Putin, hoạt động kinh tế giữa các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đang được hồi phục với khối lượng chu chuyển hàng hóa 9 tháng qua 75 tỷ USD, tăng 25%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.