Quan điểm trái chiều về chính sách trong nội bộ nước Mỹ
Trong gần 1 năm qua, thế giới đã phải cố gắng để thích nghi với những thay đổi gần đây trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, trong khi thế giới phải đối phó với những ưu tiên mới của siêu cường duy nhất, thì chính người Mỹ cũng đang bị chia rẽ xung quanh việc làm thế nào để can dự tốt nhất với phần còn lại của thế giới.
Giống như hầu hết các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), mỗi một bang của Mỹ có những nhu cầu riêng cần phải đáp ứng. Những tiến bộ về khoa học công nghệ đã tạo cho một số bang lợi thế trong việc theo đuổi những mục tiêu của mình, song cũng làm tụt hậu những khu vực từng là lực lượng nổi trội trên chính trường Mỹ.Và trong bối cảnh những chênh lệch xã hội - kinh tế giữa các vùng miền khác nhau ngày một lớn, những ưu tiên chính sách của các vùng miền đó cũng ngày một khác nhau.Trong suốt gần hết thế kỷ 20, thời kỳ hoàng kim của ngành thép của Mỹ, những bang miền Trung Tây có truyền thống sản xuất lâu đời như Ohio, Indiana và Michigan phát triển thịnh vượng. Khu vực này, cùng với những hành lang nông nghiệp thịnh vượng trải dài dọc vùng lòng chảo sông Mississippi, đã góp phần biến Mỹ trở thành siêu cường của thế giới.Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 20, sự thành công của những tập đoàn thép khổng lồ bắt đầu suy yếu trong bối cảnh nổi lên hoạt động vận chuyển container tàu biển, tự động hóa công nghiệp và toàn cầu hóa. Các nhà máy bị đóng cửa và sản xuất đình trệ tại khu vực thịnh vượng một thời, thay vào đó là sự nổi lên của những vùng tiến hành cách mạng công nghiệp.Tiếp theo đó là cuộc khủng hoảng của tầng lớp trung lưu Mỹ, dẫn đến làn sóng ủng hộ những chính sách của liên bang hứa hẹn khôi phục thời hoàng kim cho những khu vực thịnh vượng cũ. Tiếng nói của những người bị quên lãng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, một người ưu tiên toàn cầu hóa và thương mại đa phương, đã ngày một mạnh hơn.Năm ngoái, chính sức mạnh tập thể của những người này đã làm nên chiến thắng cho ông Donald Trump, một cử tri cam kết đặt những nhu cầu của họ lên trên hết. Xu hướng đảo ngược những ưu tiên này không phù hợp với California, bang đông dân nhất nước Mỹ.
Khác với các bang ở miền Trung Tây, trước cuối thế kỷ 20, California không đạt được những tiến bộ kinh tế nhảy vọt. Trước khi ra đời hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển, bang này không phát triển nền kinh tế dựa trên hoạt động chế tạo như các bang nằm dọc theo sông Mississippi River.
Vì vậy, khi ngành công nghiệp của Mỹ suy yếu vào những năm 1970, California gần như không bị ảnh hưởng, và cuối cùng đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới và là trung tâm công nghệ cao hàng đầu.Giờ đây là nơi trú ngụ của 10 triệu người nhập cư và nền văn hóa cổ xúy sự đổi mới, những quan điểm chính trị của California rất khác so với quan điểm của lực lượng cử tri "ruột" của ông Trump tại vùng Trung Tây nước Mỹ, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, năng lượng, nhập cư và khu vực công nghệ.
California và thống đốc bang này, ông Jerry Brown, đã đi đầu làn sóng chỉ trích chính sách của chính quyền Trump đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
Sau khi Tổng thống công bố ý định từ bỏ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ông Brown - cùng với một số nhà lãnh đạo khác của bang, các thành phố và công ty - đã cam kết duy trì sự tham gia của bang này đối với Hiệp định bằng cách tạo ra những quan hệ đối tác và thực thi những điều luật riêng của bang phù hợp với những mục tiêu của Hiệp định.
Những bang tương tự như California còn đối đầu với Nhà Trắng xung quanh việc hủy bỏ sáng kiến "nhà máy điện sạch" của ông Obama.
Các cuộc tranh chấp pháp lý giữa các bang và nhà nước không chỉ dừng ở vấn đề nhân quyền. Trong năm qua, nhập cư đã trở thành vấn đề gây tranh cãi nghiêm trọng giữa một số bang, trong đó có California (gần 1/3 người dân bang này được sinh ra ở nước ngoài).Ông Trump đã sử dụng quyền hành phá để ban lệnh hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân của 9 quốc gia khác nhau trong khi tăng cường việc thực thi các luật nhập cư, khiến số vụ bắt bớ tăng vọt.
Những gián đoạn đối với chương trình cấp thị thực và chương trình hoãn trục xuất người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ khi còn nhỏ (DACA) đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ các cộng đồng kinh doanh và công nghệ.California đã có động thái bảo vệ người nhập cư với việc hồi đầu tháng 10 ký đạo luật, chính thức tuyên bố California là bang an toàn đối với người nhập cư bất hợp pháp. Động thái này sẽ hạn chế mức độ các quan chức Californian, theo luật, buộc phải hợp tác với các quan chức thực thi luật nhập cư của liên bang.
Chính sách mậu dịch của ông Trump cũng bộc lộ những lợi ích trái chiều vốn gây mâu thuẫn lâu nay giữa các bang nông thôn và các bang thành thị. Thoạt nhìn thì có vẻ như những bang phụ thuộc nhiều vào ngoại thương ngần ngại trước những tuyên bố hùng hồn về chủ nghĩa bảo hộ, đàm phán lại và các biện pháp trừng phạt kinh tế mà ông Trump liên tục đưa ra trong 10 tháng cầm quyền đầu tiên.Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trong số những bang có xuất khẩu và nhập khẩu chiếm phần lớn nhất trong GDP của họ lại là những trung tâm chế tạo một thời của nước Mỹ, như là Michigan, Tennessee, Kentucky và Louisiana, những nơi có công đưa ông Trump ngồi trong Phòng Bầu dục.Do đó, mậu dịch là vấn đề có thể gây chia rẽ trong chính đội ngũ cử tri ruột của Nhà Trắng. Mặt khác, không có cuộc đàm phán nào về các chính sách mậu dịch của Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada và Mexico có thể đảo ngược được những tiến bộ công nghệ đã làm suy yếu tầng lớp trung lưu và khu vực chế tạo của nước Mỹ.Và nếu, sau 4 năm, các đồng minh của ông Trump không hài lòng với những kết quả của nhiệm kỳ của ông, có thể họ sẽ lại chuyển sự ủng hộ của mình sang cho đảng khác.
Như những gì mà chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên, Afghanistan và Syria đã cho thấy rõ rằng địa chính trị gây ra những hạn chế rất lớn đối với hành động của chính siêu cường mạnh nhất. Tuy nhiên, lực cản của các lực lượng trong nước đối với xu hướng chính sách quốc gia cũng có thể tác động đáng kể đến việc hoạch định chính sách ở mọi cấp của chính phủ.Và lần đầu tiên, mức độ chia rẽ xung quanh các vấn đề toàn cầu - hiện chiếm vị trí trung tâm cuộc tranh cãi chính trị ở Mỹ - đang đe dọa gây ra những hậu quả vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Quy định mới về an ninh hàng không có hiệu lực từ 26/10
11:15' - 25/10/2017
Từ ngày 26/10, Mỹ bắt đầu thực hiện các quy định mới về an ninh hàng không nghiêm ngặt hơn đối với tất cả các chuyến bay tới nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ từ chối cấp thị thực cho phái đoàn Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ
08:05' - 25/10/2017
Kênh truyền hình CNN tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin giới chức Washington đã từ chối cấp thị thực cho một phái đoàn của Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên
07:50' - 25/10/2017
Với 415 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ và nguy cơ tiềm ẩn sau bức tranh “hào nhoáng”
05:30' - 25/10/2017
Kinh tế Mỹ có vẻ giống thời điểm cuối năm 1965 khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,2%, tiền lương trung bình không hề thấp, nhưng những rủi ro thực sự vẫn tồn tại dưới bề ngoài tưởng chừng hào nhoáng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.