Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn nguồn báo China Daily cho biết các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới, nhờ cơ cấu thương mại bổ sung cao giữa hai nước, tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam, cũng như tác động ngày càng rõ nét từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và các biện pháp đơn phương gia tăng, Trung Quốc và Việt Nam đang đẩy mạnh nâng cấp công nghiệp và chuyển đổi kỹ thuật số nhằm đón đầu cơ hội tăng trưởng trong các lĩnh vực trọng yếu như sản xuất tiên tiến, năng lượng xanh, logistics thông minh, thương mại điện tử và hội nhập chuỗi cung ứng khu vực.
Chuyên gia về phát triển kinh tế khu vực tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Giáo sư Wan Zhe, nhận định hai nước đang trên đà thiết lập quan hệ kinh tế sâu sắc và năng động hơn trong những năm tới, với khát vọng hướng tới phục hồi và tăng trưởng bền vững.
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai bên đã ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể. Việt Nam hiện đang triển khai một loạt chiến lược chủ chốt như Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
Theo Giáo sư Wan Zhe, những sáng kiến mang tính định hướng tương lai này giúp tăng đáng kể sức hút của Việt Nam như một điểm đến đầu tư và đổi mới, thu hút dòng vốn và công nghệ đáng kể từ Trung Quốc cũng như các nước khác. Bà cho rằng chính sức mạnh tổng hợp ngày càng lớn này đang tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế và công nghệ sâu rộng giữa hai nước.
Số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư nước ngoài quan trọng của Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 1,97 tỷ USD vào Việt Nam, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2024 đạt 1,85 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT, tương đương 254,05 tỷ USD), tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng về thương mại hàng hóa cùng các lợi ích từ RCEP. Đà tăng này tiếp tục được duy trì trong 2 tháng đầu năm nay, với kim ngạch thương mại song phương đạt 270,96 tỷ NDT, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam gồm máy móc, thiết bị viễn thông, linh kiện điện tử, nguyên liệu công nghiệp, tàu hỏa, tàu thủy, xe tải, thiết bị gia dụng và vật liệu xây dựng. Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều loại nông sản và thủy sản như hải sản, trái cây, cà phê, gạo; cũng như điện thoại thông minh, máy tính, cao su, giày dép, quần áo và đồ nội thất.
Nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc), ông Gao Lingyun, cho biết trong trung và dài hạn, Trung Quốc và Việt Nam có xu hướng làm sâu sắc hơn tính bổ sung và phân công lao động, thay vì cạnh tranh trực tiếp. Điều này xuất phát từ việc hai nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau và có lợi thế khác nhau.
Trung Quốc hiện dẫn đầu về năng lực sản xuất và công nghệ cao cấp, trong khi Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực lắp ráp và lực lượng lao động trẻ, tay nghề cao. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng mở ra nhiều cơ hội mới.
Chia sẻ quan điểm này, chuyên gia về đầu tư xuyên biên giới tại Đại học Kinh tế và Thương mại Quốc tế Bắc Kinh, Giáo sư Lan Qinxin, nhận định Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng thị trường nổi bật so với các quốc gia Đông Nam Á khác, cũng như so với Ấn Độ và Mexico, nhờ vị trí địa lý gần Trung Quốc và các chính sách đầu tư cởi mở. Giáo sư nhấn mạnh chính động lực bổ sung này đang thúc đẩy quan hệ đối tác cùng có lợi, đồng thời củng cố chiều sâu và khả năng thích ứng của quan hệ kinh tế Trung - Việt.
Một ví dụ cụ thể là nhà sản xuất sợi dệt và hóa chất, công ty Ningbo Dafa Chemical Fiber, tại thành phố Ninh Ba của tỉnh Chiết Giang, đang tích cực tìm kiếm những cơ hội mới ở thị trường Việt Nam. Giám đốc kinh doanh của công ty, bà Wang Ling, cho biết: “Ngành sản xuất đồ nội thất của Việt Nam phát triển mạnh, nhu cầu về sợi dệt và nguyên liệu tổng hợp cũng mạnh”. Theo số liệu thống kê của Hải quan Ninh Ba, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của công ty sang Việt Nam đạt 20,64 triệu NDT, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51'
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Minh bạch nguồn gốc để nâng cao sức cạnh tranh, uy tín hàng hóa Việt Nam
16:25' - 15/04/2025
Từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngoài khó khăn trực tiếp về mức thuế thì khó khăn gián tiếp sẽ xảy ra là quy định về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Mốc son mới trong lịch sử quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc
16:25' - 15/04/2025
Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cựu Tổng thống Mỹ J.Biden quan ngại chương trình an sinh xã hội
14:09'
Ông Biden cho rằng những cắt giảm gần đây của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đang gây “thiệt hại và tàn phá nghiêm trọng” hệ thống an sinh xã hội.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D.Trump khẳng định giá cả hàng hóa trong nước đang giảm
12:43'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bảo vệ chính sách thuế quan, cho biết giá của tất cả hàng hóa trên thị trường nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn dự kiến do rủi ro thuế quan
11:02'
IEA đã cắt giảm khoảng 30% dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025 và cảnh báo có thể tiếp tục điều chỉnh giảm tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ D. Trump ra lệnh điều tra thuế quan đối với khoáng sản nhập khẩu
09:18'
Ngày 15/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu điều tra khả năng áp thuế đối với tất cả các mặt hàng khoáng sản quan trọng nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
EU xác nhận tạm dừng các biện pháp đáp trả thuế quan của Mỹ
08:43' - 15/04/2025
Ủy ban châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức tạm dừng các biện pháp đáp trả đối với chính sách thuế quan của Mỹ trong 90 ngày, từ ngày 14/4 đến ngày 14/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D.Trump chuẩn bị công bố thuế xuất nhập khẩu chất bán dẫn
10:58' - 14/04/2025
Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ công bố mức thuế mới áp dụng cho sản phẩm chất bán dẫn nhập khẩu trong tuần này.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh khẳng định không nới lỏng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
08:55' - 14/04/2025
Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh tuyên bố nước này sẽ không nới lỏng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong bất kỳ thỏa thuận nào để đổi lấy việc Mỹ giảm thuế đối với hàng hóa Anh.
-
Ý kiến và Bình luận
WSJ: Những toan tính của Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới
19:07' - 12/04/2025
Các giám đốc điều hành của Binance đã gặp các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vào tháng trước để thảo luận về việc nới lỏng sự giám sát của chính phủ đối với doanh nghiệp này.
-
Ý kiến và Bình luận
Eurogroup kêu gọi hành động thống nhất ứng phó khủng hoảng
09:14' - 12/04/2025
Chủ tịch Eurogroup, ông Paschal Donohoe, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lập trường thống nhất trong khu vực đồng euro nhằm đối phó với những thách thức kinh tế đang nổi lên trên toàn cầu.