Quản lý mã số vùng trồng cho xuất khẩu - Bài cuối: Nhiều giải pháp duy trì
Xây dựng để cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói thành công là nỗ lực lớn của chính quyền địa phương, lãnh đạo ngành nông nghiệp, cùng nông dân sản xuất nhiều loại nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, để các mã số này phát huy hiệu quả lâu dài, từng thành phần trong mắt xích điều phải có nhiều giải pháp để duy trì mã số, cũng đồng nghĩa với duy trì uy tín của nông sản Việt đối với thị trường quốc tế lẫn nội địa.
Mặc dù xây dựng vùng trồng và cấp mã số vùng trồng mang lại hiệu quả lớn cho nông dân trong xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản, nâng cao uy tín sản xuất và chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng quốc tế, nhưng hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc quản lý vùng trồng, quản lí cơ sở đóng gói thực hiện đúng tôn chỉ, mục tiêu của ngành nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho biết, hiện nay, việc quản lí mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói còn gặp nhiều khó khăn như vẫn còn một số ít các địa phương sản xuất mang tính tự phát, manh mún nhỏ lẻ, chưa liên kết sản xuất theo quy trình chung; chất lượng sản phẩm không đồng đều. Bên cạnh đó, việc xây dựng kinh phí giám sát lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng, cơ sở đóng gói của địa phương còn hạn chế. Hơn nữa, nhân lực quản lý thực hiện các tiêu chí mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói ít và thay đổi thường xuyên ảnh hưởng đến thiết lập, cấp cũng như giám sát. Mặc dù ứng dụng chuyển đổi số đã có bước chuyển biến mạnh mẽ tại Đồng Tháp, tuy nhiên một số địa phương vẫn còn hạn chế; áp dụng phần mềm quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói chưa nhiều. Một số nông dân còn chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mã số vùng trồng. Một số chủ sở hữu vùng trồng chưa có ý thức bảo vệ mã số. Người sản xuất chỉ quan tâm đến việc cấp mới, chưa thực sự quan tâm đến việc duy trì các điều kiện đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu. Để giải quyết những khó khăn còn tồn tại, các địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để thúc đẩy hoạt động quản lý vùng trồng. Ông Nguyễn Văn Vũ Minh cho biết, với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, việc quản lý vùng trồng của ngành nông nghiệp Đồng Tháp xác định một số nhiệm vụ đột phá của ngành. Chẳng hạn như đẩy mạnh chuyển đổi số, chuẩn hóa từ giống, quy trình canh tác; quy trình thu hoạch và sau thu hoạch; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết, thị trường, sản xuất an toàn, tăng tỷ lệ sản phẩm bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho người sản xuất. Tỉnh cũng phát huy vai trò ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, không chỉ tạo ra nông sản đạt chất lượng đảm bảo an toàn mà còn giúp cho người sản xuất tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và giá trị nông sản. Ngoài ra, giúp bảo vệ môi trường sinh thái và tăng lợi ích xã hội. Mặt khác, tỉnh còn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký, cấp và quản lý mã số vùng trồng, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến vùng trồng, đơn vị quản lý địa phương thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh. Khi có mã số vùng trồng, nông dân quan tâm hơn đến mã số định danh cho vùng trồng; tự nguyện đăng ký tham gia các vùng trồng; tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói có vai trò lớn trong giao thương liên vùng. Ông Nguyễn Văn Vũ Minh nhấn mạnh, Sở thường xuyên thông tin với các cơ quan quản lý về vùng trồng, nhà đóng gói cũng như quản lý hàng hóa xuất khẩu từ những mã số của mình. Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với các vùng trồng đã được cấp mã số để giữ vững và nâng cao chất lượng nông sản. Tại Vĩnh Long, theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - Lữ Quang Ngời, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể, nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói vào nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; tập trung chỉ đạo phát triển vùng cây trồng theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song song đó, chỉ đạo ngành chức năng xây dựng kế hoạch tổ chức thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói theo đúng hướng dẫn của Trung ương. Đặc biệt chú trọng các quy định, điều kiện sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xử lý kịp thời gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng sầu riêng
16:31' - 13/05/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
21:06' - 23/12/2024
Dù đối mặt với nhiều thách thức về thị trường, logistics cũng như nguồn nguyên liệu chế biến, xuất khẩu thuỷ sản năm 2024 vẫn về đích ấn tượng với 10 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
21:06' - 23/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
20:15' - 23/12/2024
Ngày 23/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
19:58' - 23/12/2024
Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu cụ thể cho năm 2025 với chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024; xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo giải pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy dịp Tết
19:58' - 23/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư ngành trọng điểm
19:47' - 23/12/2024
Năm 2025, Bộ Công Thương tham mưu khai thác có hiệu quả cơ hội từ quan hệ đối ngoại với nước lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư ngành trọng điểm sang nước thứ 3 của các tập đoàn đa quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bám sát, kịp thời cung cấp số liệu thống kê về các vấn đề nóng của nền kinh tế
18:05' - 23/12/2024
Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành thống kê cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục ngay trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao dịch nông sản trên sàn thương mại điện tử vẫn thấp
17:55' - 23/12/2024
Lâu nay phương thức tiêu thụ truyền thống chưa tạo được sự đột phá trong việc tiếp cận các thị trường lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án khu du lịch hơn 2.500 tỷ đồng ở Bình Định đã có chủ đầu tư
17:51' - 23/12/2024
Đây là dự án có vốn đầu tư dự kiến tối thiểu hơn 2.215,57 tỷ đồng, được thực hiện tại xã Cát Chánh, huyện Phù Cát thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định.