Quốc hội: Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp Đà Nẵng đột phá và phát triển
Về thực tiễn, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội, thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả nổi bật về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và đẩy mạnh cơ chế phân cấp, ủy quyền từ chính quyền thành phố cho chính quyền quận, phường.
Tuy nhiên, thành phố còn gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính của UBND quận, phường; về liên thông cán bộ và biên chế công chức phường; về thẩm quyền của HĐND quận, phường. Nghị quyết số 119/2020/QH14 chủ yếu tập trung vào thí điểm mô hình chính quyền đô thị, còn thiếu các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá, có tính động lực, lan tỏa.
Do đó, mục đích xây dựng dự thảo Nghị quyết là xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm phát huy tính ưu việt, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập của mô hình chính quyền đô thị tại Nghị quyết số 119/2020/QH14; tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần xây dựng và phát triển Đà Nẵng như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Quốc hội nêu trên.
Nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng. Các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm.
Trong đó, chủ trương thí điểm thành lập Khu thương mại tự do là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm, bày tỏ ý kiến. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, qua thời gian thực hiện Nghị quyết 119, Đà Nẵng đã vươn mình mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ cao.
Theo đại biểu, Đà Nẵng sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa nếu có cơ chế đặc thù. Với 30 cơ chế, chính sách đặc thù được nêu trong dự thảo Nghị quyết, đại biểu Ngân góp ý làm đồng bộ thì "sợ không đủ lực", Đà Nẵng nên chọn thứ tự ưu tiên để có bước đi vững chắc. Trước mắt cần tập trung xây dựng cơ chế huy động nguồn lực xây dựng thí điểm Khu thương mại tự do, Trung tâm Tài chính quốc tế, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, trung tâm công nghệ cao của cả nước…
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, đây là một cơ chế rất thành công trên thế giới, đặc biệt ở những nước có ưu thế về cảng biển như Singapore, Trung Quốc… Qua hơn 30 năm, Khu thương mại tự do đã phát triển rất hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển của các nước này.
Đối với Việt Nam có bờ biển dài, đẹp với 3.260 km và hiện đã quy hoạch có hơn 34 cảng biển quốc tế, đây là điểm rất thuận lợi cho Đà Nẵng đi đầu trong thực hiện cơ chế thí điểm này. Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, có thêm một số cơ chế để Đà Nẵng triển khai thí điểm Khu thương mại tự do, tạo tiền đề nhân rộng ra các địa phương khác. Khi Đà Nẵng triển khai thành công, có thể nhân rộng ngay ra các địa phương khác có lợi thế tương tự, có rất nhiều cảng kết nối được với Khu thương mại tự do như cảng Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Cần Thơ, Trà Vinh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi…
Cũng cho ý kiến về chính sách thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc thành lập, hoạt động đối với khu thương mại tự do. Trong khi đó, đây là mô hình kinh tế đã khá phổ biến, được nhiều quốc gia áp dụng thí điểm. Đồng tình với chính sách này nhưng theo đại biểu, đây là mô hình đầu tiên, chưa có tiền lệ ở nước ta nên trong quá trình triển khai thực hiện cần có cơ chế giám sát đặc biệt để vừa làm vừa kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tán thành việc thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) cho rằng, để thực hiện được các cơ chế, chính sách đặc thù như vậy thì không thể thiếu các chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút và trọng dụng nhân tài. Trên cơ sở đó, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm 3 chính sách vào dự thảo Nghị quyết để bảo đảm tính khả thi trong thực hiện các chính sách đặc thù. Đó là cơ chế, chính sách xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài; các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đại biểu đề nghị rốt ráo với nợ xây dựng cơ bản
11:11' - 07/06/2024
Thảo luận ở hội trường về Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội nêu vấn đề về số chuyển nguồn sang năm sau còn lớn; nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng nay, Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022
07:57' - 07/06/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh
17:41' - 06/06/2024
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an
16:24' - 06/06/2024
Chiều 6/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc
10:04'
Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân tham quan không gian văn hoá, kiến trúc chùa Trấn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 kiến tạo
08:18'
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về đề xuất đầu tư tuyến đường sắt chở khách Hà Nội - Quảng Ninh của Vingroup
07:18'
Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về đề xuất đầu tư xây dựng dự án tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh của Tập đoàn Vingroup.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.