Quốc hội Brazil thông qua dự luật thắt chặt chi tiêu công
Quốc hội Brazil vừa thông qua hai dự luật do chính phủ của Tổng thống Dilma Rousseff đề xuất nhằm giảm tối đa thâm hụt ngân sách trong nỗ lực khôi phục lòng tin của giới đầu tư và người dân.
Đây là một chiến thắng của Tổng thống Rousseff trong bối cảnh tình hình chính trị nước này đang rơi vào khủng hoảng do những bê bối của chính giới trong đó có nhiều thành viên của Đảng Lao động cầm quyền (PT) liên quan tới vụ tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras.
Dự luật thứ nhất được thông qua cho phép bỏ mức thuế nhập khẩu dầu diesel, khiến chính phủ sẽ phải chi thêm gần 16 tỷ USD từ nay tới năm 2019, trong khi dự luật thứ hai không cho phép những người nghỉ hưu sớm được hưởng toàn bộ trợ cấp hưu trí.
Với quyết định này, Chính phủ Brazil sẽ tiết kiệm được khoảng 25 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2050. Đây là một phần trong gói các chính sách thắt lưng buộc bụng mà chính phủ của Tổng thống Rousseff đưa ra để đảm bảo cân bằng tài chính công, giữ ổn định nợ công và hướng tới tăng trưởng bền vững.
Quốc hội Brazil cũng đang tiếp tục xem xét ba dự thảo luật khác nhằm hạn chế tối đa các khoản chi công, trong đó có việc không cho phép tăng đáng kể mức lương của các nhân viên ngành toà án.
Các dự luật trên được thông qua trong bối cảnh đồng nội tệ nền kinh tế số một Mỹ Latinh đã mất giá tới mức kỷ lục, giảm xuống chỉ còn 4,24 real/USD ngày 24/9, sau khi thị trường chứng khoán nước này liên tục lao dốc. Từ đầu năm tới nay, đồng real đã bị mất giá tới 35% do nền kinh tế Brazil tiếp tục khó khăn và khủng hoảng chính trị sâu sắc do bê bối của vụ tham nhũng Petrobras.
Phát biểu trong một buổi hội thảo diễn ra tại thủ đô Brasilia, Bộ trưởng Kinh tế Joaquim Levy nhấn mạnh không có bất kỳ liệu pháp “thần thánh” nào để có thể đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong tình hình hiện nay, khi mà thế giới vẫn còn chưa thoát khỏi khủng hoảng.
Ông cũng kêu gọi giảm chi tiêu công cũng như tăng cường hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.
Triển vọng kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này khá ảm đạm sau khi các biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy kinh tế trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Rousseff đã không hiệu quả và làm ảnh hưởng tới ngân quỹ quốc gia.
Theo thống kê, năm 2014, thâm hụt ngân sách ban đầu của Brazil tương đương 0,63% GDP và sau trả lãi lên tới 6,7% GDP, mức cao nhất kể từ năm 2002. Nhiều chuyên gia cho rằng Brazil đã mất kiểm soát chi tiêu trong năm 2014, đe dọa tăng cao nợ công của nền kinh tế số một Mỹ Latinh này.
Tổng thống Dilma Rousseff đề ra mục tiêu đạt thặng dư ngân sách ban đầu trong năm nay ở mức tương đương 1,1% GDP để đảm bảo cân bằng tài chính công, giữ ổn định nợ công và hướng tới tăng trưởng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ lên kế hoạch cắt giảm ngân sách gần 23 tỷ USD.
Mới đây nhất, Chính phủ Brazil đã công bố kế hoạch cải cách hành chính nhằm cắt giảm ngân sách liên bang, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo chủ trương này, số lượng các bộ sẽ giảm từ 39 xuống còn 29, các cơ quan trực thuộc chính phủ và cơ quan ngang bộ cũng bị cắt giảm. Khoảng 22.000 biên chế trong khối nhà nước nằm trong diện cắt giảm.
Diệu Hương (P/v TTXVN tại Buenos Aires)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại "đầy đủ và toàn diện" với Vương quốc Anh
22:06' - 08/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 8/5 cho biết Mỹ đã đạt được một thỏa thuận thương mại "đầy đủ và toàn diện" với Vương quốc Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Azerbaijan
18:13' - 08/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, sáng 8/5 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp, tập đoàn tiêu biểu của Azerbaijan.
-
Kinh tế Thế giới
EU ưu tiên đàm phán với Mỹ nhưng không "bằng mọi giá".
13:39' - 08/05/2025
Ủy viên thương mại EU Maros Sefcovic cho biết đàm phán với Washington là ưu tiên nhưng không phải "bằng mọi giá".
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí Nga nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm
08:27' - 08/05/2025
Nhân chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn cấp cao Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí Nga về chính sách đối ngoại của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất trước rủi ro lạm phát, thất nghiệp gia tăng
03:03' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại 4,25-4,50%.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động ở các sân bay lớn của Pakistan đã trở lại bình thường
20:07' - 07/05/2025
Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không Dân dụng (CAA) của Pakistan đã khôi phục hoạt động bay tại nhiều thành phố lớn, sau các vụ tấn công của Ấn Độ nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên đất Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ dự kiến ký thỏa thuận thương mại trong tuần này
18:24' - 07/05/2025
Thỏa thuận dự kiến bao gồm hạn ngạch thuế quan cho phép ô tô và thép xuất khẩu của Anh không phải chịu toàn bộ mức thuế quan bổ sung 25% ông Trump công bố hồi tháng Hai và tháng Ba.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
16:32' - 07/05/2025
Ngày 7/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A thấp nhất trong 20 năm
15:22' - 07/05/2025
Số lượng hợp đồng M&A trên toàn thế giới trong tháng 4/2025 chỉ đạt 2.330 thương vụ, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và cũng thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng lịch sử.