Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
Ngày 18/7, với 216 phiếu thuận và 213 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài, theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
Trước đó, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này với tỷ lệ sít sao 51 phiếu thuận, 48 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Dự luật trên đã được sửa đổi để loại trừ khoản cắt giảm 400 triệu USD dành cho chương trình PEPFAR chống HIV/AIDS - vốn được thành lập dưới thời Tổng thống George W. Bush và các nghị sĩ 2 đảng đều ủng hộ rộng rãi.
Hiện dự luật đã được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Trump ký ban hành luật. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, một đề xuất hủy chi tiêu từ Tổng thống được Quốc hội Mỹ thông qua thành công, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm siết chặt chi tiêu liên bang.
Theo đó, dự luật sẽ loại bỏ khoảng 8 tỷ USD từ nhiều chương trình viện trợ nước ngoài, trong đó có hỗ trợ khẩn cấp cho người tị nạn, cung cấp thực phẩm và nước sạch cho các quốc gia gặp khủng hoảng. Ngoài ra, dự luật sẽ loại bỏ toàn bộ 1,1 tỷ USD tài trợ cho Tập đoàn Phát thanh Công cộng (CPB) trong 2 năm tới, ảnh hưởng đến hơn 1.500 đài phát thanh và truyền hình địa phương.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, dù bày tỏ quan ngại về tác động của các biện pháp cắt giảm, vẫn bỏ phiếu ủng hộ dự luật nhằm tránh đối đầu với Nhà Trắng. Tuy nhiên, 2 nghị sĩ Cộng hòa Brian Fitzpatrick (bang Pennsylvania) và Mike Turner (bang Ohio) - đã phản đối dự luật trên.
Trong khi đó, đảng Dân chủ mạnh mẽ chỉ trích gói cắt giảm trên, cho rằng điều này làm suy yếu vai trò giám sát tài chính của Quốc hội, gây tổn hại đến sức mạnh mềm của Mỹ trên trường quốc tế và ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thông tin thiết yếu, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Một số Thượng nghị sĩ và các nhóm vận động lo ngại việc cắt giảm ngân sách CPB sẽ làm suy yếu hệ thống phát thanh cảnh báo thiên tai ở vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng tới các dịch vụ phát thanh công cộng cho cộng đồng dân cư khó tiếp cận thông tin.
Mặc dù khoản cắt giảm lần này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng ngân sách liên bang, trị giá 6.800 tỷ USD, các nghị sĩ đảng Dân chủ cảnh báo nếu trở thành tiền lệ, việc này có thể làm xói mòn nghiêm trọng quy trình phân bổ ngân sách lưỡng đảng, vốn đóng vai trò then chốt trong việc thông qua các đạo luật tài trợ chính phủ. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump khẳng định đây là bước đi cần thiết để kiểm soát chi tiêu và nhấn mạnh rằng những khoản tiền bị cắt giảm là từ ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt nhưng chưa giải ngân.
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Russ Vought tuyên bố sẽ tiếp tục đệ trình các yêu cầu cắt giảm tương tự trong thời gian tới, đồng thời cho rằng quy trình ngân sách hiện tại cần “ít mang tính lưỡng đảng hơn”.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59'
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về tiền điện tử stablecoin
07:33'
Ngày 17/7, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm thiết lập khuôn khổ quản lý đối với các loại tiền điện tử gắn với đồng USD, còn gọi là stablecoin.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá tạm thời 93,5% với than chì Trung Quốc
07:32'
Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/7 đã áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời 93,5% đối với mặt hàng graphit (than chì) nhập khẩu từ Trung Quốc - vật liệu chủ chốt trong sản xuất pin.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tầng lớp trung lưu ở Đức tích luỹ tài sản đáng kể
08:30' - 12/07/2025
Tài sản ròng trung vị của hộ gia đình dưới 35 tuổi thấp hơn đáng kể, ở mức 17.300 euro, trong khi mức trung vị ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 là 241.100 euro, cao nhất trong các nhóm tuổi.