Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội
Chiều 25/3, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận, cho ý kiến về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước. * Để lại cho nhiệm kỳ sau một nền tảng vững chãi Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) nhấn mạnh, kết quả nhiệm kỳ là thành tựu chung của đất nước khi có sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thành tựu vừa qua giúp vị thế, vai trò, tầm ảnh hưởng của Việt Nam được nâng lên đáng kể. "Một nhiệm kỳ không hoàn toàn được trải hoa hồng nhưng chúng ta vẫn đứng vững và thành công. Nếu dự trữ ngoại tệ đầu nhiệm kỳ thấp thì nay đã đạt hơn 100 tỷ USD, nợ công từ 64% giảm xuống 55%, giữ lạm phát dưới 4%, xuất khẩu luôn luôn rất cao và hiện đang xuất siêu, năm nào cũng đạt và vượt thu ngân sách. Quý I/2021 tăng thu ngân sách 10% so với cùng kỳ, thể hiện rõ thành công trong điều hành, quản lý và vận hành cả hệ thống trong xây dựng kinh tế của đất nước..." - Đại biểu Bùi Thanh Tùng phân tích. Còn đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng trong nhiệm kỳ này Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã để lại cho nhiệm kỳ sau một nền tảng vững chãi. Bởi ngoài những thành tựu về kinh tế - xã hội thì niềm tin của doanh nghiệp, người dân là tài sản vô giá được nâng lên qua hành động, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhấn mạnh con người là yếu tố quyết định tất cả, đại biểu Đinh Duy Vượt đánh giá cao quá trình sàng lọc cán bộ, nhất là qua Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và sắp tới đây là bầu cử Quốc hội khoá XV và HĐND nhiệm kỳ 2021-2026, để lại một bộ máy đã được chọn lọc. Cũng nhấn mạnh yếu tố con người, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội) cho rằng cần tăng cường đổi mới, tiếp cận theo quan điểm mới hơn nữa trong giáo dục vì giáo dục là gốc tạo nên giá trị, tạo nền tảng. Bên cạnh đó, từ giáo dục cũng liên quan trách nhiệm của ngành nội vụ để tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và đánh giá cán bộ. "Và chỉ khi nào chúng ta có thang bậc đánh giá chuẩn thì mới chọn được con người tốt vào bộ máy" - đại biểu nhấn mạnh và mong nhiệm kỳ tới có chỉ đạo nghiên cứu sâu sắc hơn vấn đề này, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa giáo dục và nội vụ vì giải quyết tốt hai khâu này sẽ tạo nền tảng tốt cho các khâu khác. * Tiếp tục khắc phục tình trạng luật chồng chéoThảo luận tại tổ, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng Quốc hội trong nhiệm kỳ qua ngày càng có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, nhiều luật được ban hành nhưng lại chồng chéo khiến rất khó khăn trong khâu thực hiện.
“Nhiều địa phương, doanh nghiệp phản ánh rằng có quá nhiều luật chồng chéo, chưa bảo đảm tính đồng bộ, dẫn đến người có thẩm quyền không yên tâm khi đưa ra các quyết định” - đại biểu Hoàng Ngân nêu rõ. Đại biểu đề nghị Quốc hội khóa tới cần đầu đầu tư cao hơn vào công tác lập pháp để đáp ứng yêu cầu cuộc sống và đòi hỏi của nền kinh tế. Cũng cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng “tuổi thọ” của luật hiện nay rất ngắn. Nhiều luật vừa làm xong đã phải sửa bởi khi áp dụng vào thực tế rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân là do cách soạn thảo luật chưa khách quan. Các bộ, ngành thường được giao chủ trì soạn thảo chỉ chú ý ban hành quy định có lợi cho ngành mình nên tính khách quan không cao. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đánh giá, Quốc hội khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, đổi mới mạnh mẽ, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng và đối ngoại; thể hiện rõ vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chủ động kiểm soát và phân bổ nguồn lực đầu tư công
13:16' - 25/03/2021
Nhiệm kỳ 2016 - 2020, lần đầu Quốc hội ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm theo quy định của Luật Đầu tư công. Nội dung này thu hút sự quan tâm của các đại biểu bên lề kỳ họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Chính phủ thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ
16:06' - 24/03/2021
Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/3, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương ở Đông Nam Á
14:47' - 24/03/2021
Thủ tướng đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và để tiếp đà tăng tốc, vượt lên trong khu vực, đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn trong từng lĩnh vực, từng ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kỳ vọng về động lực phát triển kinh tế và đóng góp của đại biểu
13:49' - 24/03/2021
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu đã bày tỏ mối quan tâm về động lực phát triển kinh tế cũng như kỳ vọng về đóng góp của đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng
10:39'
Sáng 30/11, với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.