Bên lề Quốc hội: Chủ động kiểm soát và phân bổ nguồn lực đầu tư công
Nhiệm kỳ 2016 - 2020, lần đầu Quốc hội ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm theo quy định của Luật Đầu tư công. Nội dung này cũng thu hút sự quan tâm của các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV.
*Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau): Kiểm soát tốt nguồn lực
Đây là lần đầu tiên Quốc hội ban hành quy định từ pháp luật về kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm. Điểm nổi bật trong việc ban hành hai kế hoạch này là Quốc hội, Chính phủ cũng như cơ quan Nhà nước có tính chủ động trong xác định nhiệm vụ chi cho đầu tư công, chi hoạt động thường xuyên và các hoạt động chi khác.
Khi có kế hoạch này, có dự toán cân đối trong thu chi, có kiểm soát tốt nguồn lực về tiền bạc trong xã hội, tránh cú sốc thay đổi cân đối thi chi. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn có những hạn chế nhất định, đó là độ trễ của chính sách.
Theo đó, nhiều cơ quan đã có sự thích ứng nhưng cũng có không ít cơ quan, người đúng đầu chưa theo kịp thay đổi này khiến cho tiến bộ giải ngân các dự án đầu tư còn chậm trễ. Như vậy, tác động đến việc huy động nguồn lực nói chung.
Thực tế, đồng tiền bỏ ra vào thời điểm có lợi sẽ sinh sôi và đầu tư công cũng vậy. Nếu được triển khai đúng kế hoạch, mong đợi sẽ tác động đến các mặt phát triển kinh tế - xã hội. Còn nếu chậm trễ thì tác động tiêu cực, không bảo đảm mục tiêu chương trình dự kiến.
Theo tôi, đây là điểm được và hạn chế để Quốc hội khoá mới cần rút ra bài học và có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
*Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Tránh yếu tố tiêu cực trong sử dụng vốn
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, lần đầu chúng ta có kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm theo quy định của Luật Đầu tư công. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, tất cả hoạt động trong cả nhiệm kỳ phải được dự tính trước và được Quốc hội phê duyệt ngay từ đầu.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn bảo đảm 2 yếu tố như: chủ động với các dự án đưa vào đầu tư định trước được nguồn vốn có hay không, dự án nào được ưu tiên đưa trước và dự án nào sau.
Như vậy, nhu cầu đầu tư xã hội bằng nguồn vốn đầu tư công sẽ được bảo đảm thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt từ đầu nhiệm kỳ. Đồng thời, tránh tình trạng xin cho. Bởi, nếu không có kế hoạch này, thực tế rất dễ phát sinh nhu cầu mà đơn vị, cơ quan nào mạnh dạn xin thì được, còn đơn vị cần cấp bách không biết cách thức xin thì không được.
Tôi cho rằng, việc ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn là một trong những phương thức quản lý đầu tư công đảm bảo vừa chủ động, hiệu quả vừa tránh yếu tố tiêu cực.
Thực tế, những dự án đầu tư công trong nhiệm kỳ vừa qua không quá nhiều nhưng dự án nào đã được khởi công đều bảo đảm được nguồn vốn triển khai, bảo đảm tiến độ; không để xảy ra tình trạng khởi công xong không có vốn thực hiện. Hay không có dự án đầu tư và khởi công xong nhưng xã hội cho rằng, đó là dự án không cần thiết, không cấp bách.
Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn trong nhiệm kỳ này cũng có hạn chế nhất định. Bởi, đây là lần đầu tiên thực hiện kế hoạch này cũng như Luật Đầu tư công. Những năm đầu của kế hoạch 2016 - 2021 nhiều dự án được thực hiện rất chậm do vướng thủ tục, quy định pháp lý.
Ngay sau đó, chúng ta đã có sửa đổi Luật Đầu tư công và những thủ tục phê duyệt, triển khai dự án được giải quyết nhanh chóng và dồn dập tiền đầu tư vào giai đoạn cuối trong năm 2019 - 2020.
Năm 2020, Chính phủ rất quyết liệt trong việc thúc đẩy đầu tư công, riêng phần vốn đầu tư công của năm này chiếm 1/3 trong cả nhiệm kỳ. Thực tế, việc này cũng do yếu tố khách quan của việc thay đổi Luật Đầu tư công.
Tôi hy vọng trong nhiệm kỳ tới, khi Luật Đầu tư công đã được sửa đổi, việc ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ phát huy hiệu quả trong việc quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Hộ chiếu vaccine” tạo lá chắn an toàn
11:32' - 25/03/2021
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã có trao đổi với các đại biểu Quốc hội về chủ trương "hộ chiếu vaccine" trên tinh thần "bảo đảm an toàn trên hết”.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, giải ngân đầu tư công trong nông nghiệp dự kiến đạt trên 11%
16:55' - 19/03/2021
Các tháng đầu năm 2021, chủ đầu tư tập trung ưu tiên giải ngân hết số vốn kế hoạch năm 2020 được phép kéo dài sau đó mới giải ngân đến vốn năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ các dự án đầu tư công bị chậm lại
19:08' - 07/03/2021
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2 vừa qua có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trùng với đợt bùng phát dịch COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố nên tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công bị chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.